19:16 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Công ty CP Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân tộc: Có đang thách thức cơ quan chức năng?

11:01 26/04/2019

(THPL) - Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, vừa qua, cơ quan này đã xử phạt 60 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc (Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) do quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mãnh Lực Trường Xuân trên website: thuocdantoc.org gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Đây là mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt thế nhưng biện pháp xử phạt của cơ quan chức năng có vẻ như chưa đủ sức răn đe nên doanh nghiệp bị xử phạt tiếp tục có những vi phạm.

Bác sĩ Tuyết Lan. (ảnh chụp website chuyenkhoaxuongkhop.net)

Bị phạt nhưng vẫn vi phạm

Theo rà soát của vào lúc 9h30 ngày 22/4/2019, trên website thuocdantoc.org, sản phẩm Mãnh lực Trường Xuân Plus đang được quảng cáo sai công dụng được so với nội dung đã được xác nhận khi quảng cáo là: Tăng cường sinh lý toàn diện, giúp bổ thận, cố tinh, mạnh khí huyết. Đáng lưu ý, tuyệt nhiên nội dung quảng cáo sản phẩm này không hề nhắc đến cảnh báo: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh cũng như cảnh báo sử dụng sản phẩm: Không dùng cho người dưới 18 tuổi, người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.

Quảng cáo Hoạt huyết Phục cốt hoàn như thuốc chữa bệnh.

Ngay tại trang web, nhiều người cũng hiểu nhầm sản phẩm này là thuốc khi đề nghị tư vấn về sản phẩm. Việc quảng cáo thiếu rõ ràng như vậy rất dễ dẫn đến hiểu lầm của người sử dụng và không loại trừ khả năng sức khỏe của người dùng sẽ bị ảnh hưởng nếu tin theo nội dung quảng cáo. Tình trạng quảng cáo thiếu cảnh báo trên trang web thuocdantoc.org  cũng được Công ty Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân tộc thực hiện với sản phẩm Mãnh Lực Trường Xuân, Hoạt huyết phục cốt hoàn. Đây là hành vi cố ý vi phạm nên cần được cơ quan chức năng xử lý nghiêm.

Lợi dụng tên tuổi bác sỹ để quảng cáo.

Liên quan đến sản phẩm Hoạt huyết phục cốt hoàn, không hiểu vì lý do gì mà Công ty Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân tộc quảng cáo thiếu công dụng của sản phẩm trên trang web thuocdantoc.org. Theo điểm b, khoản 2 Điều 70 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì hành vi vi phạm này bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng (đối với tổ chức). Liệu có phải công dụng của sản phẩm chỉ là hỗ trợ giảm các triệu chứng… nên đơn vị này không muốn quảng cáo công dụng mà cố tình đưa đối tượng sử dụng vào phần công dụng để khiến người bệnh hiểu lầm.

Quảng cáo Mãnh lực trường xuân sai công dụng.

Nhiều vi phạm chưa được xử lý

Qua rà soát vào sáng ngày 22/4/2019, mức độ vi phạm trên trang web https://thuocdantoc.vn còn khủng hơn nhiều khi sản phẩm TPBVSK Hoạt huyết phục cốt hoàn được quảng cáo như thuốc chữa bệnh với những lời lẽ có cánh như: Hết đau lưng, đau đầu gối lâu năm nhờ Hoạt huyết Phục cốt hoàn, Hoạt huyết Phục cốt hoàn đẩy lùi bệnh xương khớp được hàng triệu bệnh nhân ưu tiên lựa chọn, bởi hiệu quả và an toàn trong điều trị… Đây là hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh mà mới đây Công ty Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân tộc đã bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt. Trên trang web này có tên của Công ty Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân tộc và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Số 132 Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội. Liệu đây có phải là sản phẩm quảng cáo của đơn vị này hay không?

Quảng cáo Hoạt huyết phục cốt hoàn sai nội dung.
Quảng cáo Hoạt huyết phục cốt hoàn sai công dụng.

Liên quan đến Công ty Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân tộc, trên trang web www.chuyenkhoaxuongkhop.net, khi quảng cáo sản phẩm TPBVSK Hoạt huyết phục cốt hoàn, chủ thể quảng cáo còn lợi dụng danh nghĩa của bác sỹ Tuyết Lan để quảng cáo (thông tin trên trang web cho thấy bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan là Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc). Hành vi sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế… để quảng cáo thực phẩm bị xử phạt từ 40-60 triệu đồng theo điểm a khoản 4 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu