12:29 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Vingroup xây nhà máy sản xuất vắc xin COVID-19 tại Hòa Lạc

Minh Đức (tổng hợp) | 14:07 30/07/2021

(THPL) – Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản cho phép 5 công trình, dự án trọng điểm cấp bách được phép hoạt động trong thời gian giãn cách. Trong số này có dự án nhà máy sản xuất vắc xin của Vingroup, đặt tại Hòa Lạc, Hà Nội.

Theo đó, TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, nhà thầu phải có phương án, kịch bản duy trì thi công, đảm bảo phòng chống dịch, gửi UBND quận, huyện, thị xã chấp thuận và giám sát thực hiện.

Báo Tuổi trẻ cho hay, trước đó ngày 23/7, tại cuộc họp trực tuyến về sản xuất vắc xin phòng chống COVID-19 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Bộ Y tế cho biết Việt Nam hiện đang nghiên cứu, hoàn thiện 2 vắc xin là Nano Covax (Công ty Nanogen) và Covivac (Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang), đồng thời nhận chuyển giao công nghệ 2 vắc xin khác từ Mỹ và Nhật.

Trong số này, vắc xin do Vingroup nhận chuyển giao công nghệ từ Công ty Acturus, Hoa Kỳ, dự kiến thử nghiệm lâm sàng trên người từ tháng 8/2021. Sau khi hoàn thành thử nghiệm sẽ triển khai sản xuất tại nhà máy ở Hòa Lạc, thành phẩm sẽ có mặt trên thị trường dự kiến vào năm 2022.

Nhà máy của Vingroup có công suất 100 - 200 triệu liều vắc xin/năm, vắc xin sản xuất bằng công nghệ mRNA. Đây là công nghệ tương tự việc sản xuất vắc xin Pfizer và cũng là vắc xin dạng đông khô giống Pfizer, nhưng nhiệt độ bảo quản 2-8 độ C, khác với Pfizer bảo quản ở nhiệt độ âm sâu (âm 75 đến âm 85 độ C).

Một góc Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Internet

Trang CafeF thông tin thêm, trước đó vào ngày 7/6, HĐQT Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) đã công bố thông tin về việc thành lập CTCP Công nghệ Sinh học VinBiocare (VinBiocare) với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Trong đó, Vingroup sở hữu 69%, tương ứng 138 tỷ đồng.

Liên quan đến VinBiocare, chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 diễn ra mới đây, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết, đây là công ty kinh doanh, là hướng sản xuất kinh doanh mới của tập đoàn. Doanh nghiệp làm dự án vắc xin hoàn toàn là phi lợi nhuận, hoàn toàn không nhắm đến câu chuyện kinh doanh ở đó. Thậm chí, tập đoàn có thể chấp nhận rủi ro ban đầu để có thể ký hợp đồng sớm, làm sớm, thử nghiệm các loại vắc xin cho dù chưa chắc chắn các loại vắc xin đó có thể sẽ thành công sau giai đoạn 3.

Ngoài sản xuất vắc xin, Vingroup cũng tài trợ cho nhiều hoạt động phòng chống dịch COVID-19 thông qua việc sản xuất và tài trợ máy thở, tài trợ nghiên cứu vắc xin, tài trợ các chuyến bay nhân đạo. Vingroup đã triển khai sản xuất máy thở các loại (xâm nhập, không xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam.

Trong tháng 8/2020, tập đoàn đã tặng 3.000 máy thở Vsmart VFS - 410 và 200 máy thở xâm nhập VFS - 510 cho Bộ Y tế. Đầu năm 2021, Vingroup đã tài trợ 20 tỷ đồng cho Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC, thuộc Bộ Y tế) để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covivac phòng COVID-19.

Minh Đức (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu