21:19 ngày 25/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam và những điều chỉnh để trở thành nền kinh tế hiệu suất cao

08:33 18/09/2020

(THPL) - Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn tốc độ phát triển trở thành nền kinh tế hiệu suất cao của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có những điều chỉnh cơ cấu phù hợp có thể giúp Việt Nam trở lại đúng lộ trình. Đó là nhận định của McKinsey & Company (công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh) .

Với số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở mức tương đối thấp, Việt Nam có cơ hội, cũng như bắt buộc phải cân nhắc những kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn, tập trung vào các vấn đề và cơ hội có từ trước đại dịch.

Theo báo cáo được Ngân hàng Thế giới và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp thực hiện năm 2019. Muốn thành công, Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 7,0 - 7,5% trong giai đoạn 2021-2030. Những điều chỉnh trong 4 lĩnh vực lớn dưới đây có thể giúp Việt Nam đi vào quỹ đạo tăng trưởng cần thiết.

(Hình minh họa)

Thứ nhất, Việt Nam vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn cho ngành sản xuất gia công và du lịch, kết quả kiểm soát hiệu quả cao với dịch COVID-19 trở thành yếu tố giúp Việt Nam xác lập một vị thế tốt khi du lịch quốc tế hoạt động trở lại. Có thể chú trọng các hoạt động quảng bá du lịch tại châu Á, nơi có những du khách sớm nhất khi các quốc gia mở cửa biên giới. Các doanh nghiệp khách sạn và du lịch cần tận dụng cơ hội này để đa dạng hóa cả sản phẩm du lịch và phân khúc thị trường. Có thể đẩy mạnh du lịch nội địa để thử nghiệm các dịch vụ mới, nhưng cần giảm giá do sức chi tiêu nội địa đang ở mức tương đối thấp.

Thứ hai, Việt Nam hiện đang có vị thế thuận lợi lớn trong thu hút dòng vốn FDI, đặc biệt khi các nhà sản xuất tìm cách tăng cường và đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm đối phó với những mắt xích yếu kém do đại dịch gây ra. Để duy trì tăng trưởng lâu dài hơn, Việt Nam cũng có thể xem xét một số thay đổi cơ cấu. với 3 điều kiện hỗ trợ cần thiết là giáo dục, lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng.

Về giáo dục, Việt Nam có thể khai thác những thế mạnh nổi bật. nghiên cứu của McKinsey cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có thành tích học tập cao. Trong 20 năm qua, Việt Nam đã tăng đáng kể tỷ lệ phổ cập giáo dục ở tất cả các cấp học. Tỷ lệ đi học tiểu học của Việt Nam gần như đã đạt phổ cập, chỉ xếp sau Nhật Bản, và cao hơn Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc).  

Việc đầu tư cho giáo dục trong phạm vi các sáng kiến tăng năng suất có thể nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, đó là yếu tố hấp dẫn đối với các nhà sản xuất đang muốn khám phá các công nghệ của nền công nghiệp 4.0, giúp đất nước vươn lên trong chuỗi giá trị, tiến sang các lĩnh vực có năng suất và thu nhập cao hơn.

khảo sát gần đây của McKinsey cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam hào hứng với công nghiệp 4.0 nhất so với các doanh nghiệp ngang hàng trong ASEAN, nhưng tỷ lệ áp dụng vẫn còn thấp. Vì vậy, Việt Nam cần nỗ lực phối hợp từ các bên liên quan trong khu vực công, khu vực tư và giới học thuật để chuyển ý định này thành hành động triển khai cụ thể.

Thứ ba là Việt Nam cần mở rộng quy mô đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các cảng đang hoạt động ở mức quá tải. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ cần những khoản đầu tư đáng kể để xây dựng đường sá và sân bay.

Thứ tư, Việt Nam có thể tập trung tăng cường khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực chiến lược khác trong nước, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp, cùng nhau tạo thành nguồn cầu nội địa quan trọng và cần được tiếp tục hỗ trợ, đặc biệt là trong ngắn hạn khi tốc độ tăng trưởng và thu nhập tiếp tục suy giảm. Cũng cần lưu ý hệ thống doanh nghiệp nhà nước, hiện chiếm 1/3 GDP nhưng tăng trưởng chậm hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam cũng cần được điều chỉnh đầu tư bài bản hơn, cung cấp nguồn tài chính cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo có tiềm năng lớn,  và có cơ cấu chính sách ươm mầm hiệu quả cho các loại hình kinh doanh tăng trưởng cao.

Với nhu cầu cao về các nguồn năng lượng mới và nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam có thể đẩy nhanh hành trình tiến tới tương lai giảm lượng phát thải khí carbon, xem xét cơ hội khuyến khích vốn đầu tư mới vào năng lượng tái tạo thông qua các chính sách ưu đãi mạnh mẽ và đánh giá chi tiết năng lực lưới điện cho các dự án sản xuất điện mới.

Khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát và thương mại toàn cầu tăng trưởng trở lại, các điều chỉnh cơ cấu được đề xuất như trên có thể kích hoạt lại ngành xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam và giúp mục tiêu chuyển đổi của đất nước trở lại trong tầm tay.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu