08:49 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Ngân hàng Thế giới tin tưởng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng

09:41 31/07/2020

(THPL) - Theo dự báo mới được công bố của Ngân hàng Thế giới (WB) vào chiều 30/07/2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ đạt khoảng 2,8% và phục hồi mức 6,7% vào năm 2021. Đây là mức tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020.

Dự báo trên được WB đưa ra tại buổi công bố Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 7/2020: “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19”.

Đại diện WB cho rằng, dịch COVID-19 không chỉ là cú sốc lớn nhất  về y tế mà còn là cú sốc lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu trong vòng 35 năm qua. Ngoại trừ Đông Á, tất cả các khu vực khác đều tăng trưởng âm, vì vậy mức tăng trưởng GDP 2,8% của Việt Nam là rất tích cực.

Trong dịch COVD-19, mức tăng trưởng GDP 2,8% của Việt Nam là rất tích cực 

Việt Nam đã có các biện pháp ứng phó rất sớm trong đại dịch COVID-19, theo dõi và xét nghiệm có mục tiêu, công bố thông tin minh bạch, kết hợp với chiến dịch truyền thông sáng tạo đã cho thấy hiệu quả rất cao cho đến thời điểm này. Điều đó khiến ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam cũng ít trầm trọng hơn so với nhiều quốc gia khác. GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm mặc dù thấp hơn nhiều so với thời gian qua. Lạm phát được kiềm chế dù Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng tín dụng của các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp. Thặng dư thương mại được duy trì, và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dù xuất khẩu có bị chững lại trong những tháng gần đây.

Cũng theo dự báo của WB với kịch bản xấu hơn, nếu kinh tế toàn cầu tiếp tục  kém thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam sẽ chỉ đạt tăng trưởng ở mức 1,5% vào năm 2020 và 4,5% vào năm 2021, Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được cho là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trên thế giới trong năm 2020.

Cũng nhờ thoát được quỹ đạo dịch bệnh từ  sớm, Việt Nam đã có cơ hội khẳng định dấu ấn trong nền kinh tế toàn cầu cả về thương mại và đầu tư, đồng thời thúc đẩy quá trình cải cách trong nước bao gồm chuyển đổi số và quản lý tài nguyên bền vững.

Để đẩy nhanh tốc độ khôi phục kinh tế, chuyên gia của WB cho rằng Chính phủ Việt Nam cần bắt tay vào ba hướng hành động.

Một là, cân nhắc gỡ bỏ hạn chế đi lại quốc tế, bắt đầu từ các quốc gia an toàn với COVID-19. Điều đó sẽ đẩy mạnh hoạt động du lịch, và  cũng là hướng hành động quan trọng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tiềm năng và chuyên gia kỹ thuật. Tuy nhiên, đây là hướng hành động cần phải được giám sát, theo dõi thận trọng vì dù mở cửa nền kinh tế nhưng cũng phải duy trì tốt những thành quả y tế đã đạt được đến thời điểm này.

Thứ hai là đẩy nhanh việc triển khai chương trình đầu tư công. Mặc dù chi tiêu nhanh hơn và tốt hơn là phương thức hiệu quả để thúc đẩy phục hồi hoạt động kinh tế, sản xuất, tạo thêm việc làm, nhưng cũng phải có những cải thiện đáng kể về quản lý tài chính.

Thứ ba là hỗ trợ khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp tạm thời bị ảnh hưởng do khủng hoảng. Tuy nhiên, hướng này cũng cần được thực hiện thận trọng vì không phải doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng như nhau. phải lựa chọn đối tượng để tránh lãng phí nguồn lực công, trợ giúp các doanh nghiệp ít có khả năng sống sót sau khủng hoảng COVID-19 cũng không có ý nghĩa nhiều do cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế sẽ thay đổi. Trong trường hợp đó, nên hỗ trợ để các doanh nhân hoặc người lao động chuyển đổi sang các hoạt động hiệu quả hơn.

Với dự báo rộng hơn của WB, trong giai đoạn 2021-2022, nền kinh tế Việt nam dự kiến sẽ quay lại tốc độ tăng trưởng GDP trước đây, ở mức khoảng từ 6% - 7% mỗi năm, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu.

Trong vài năm tới, Việt Nam sẽ hưởng lợi do chuyển hướng đầu tư và thương mại nhờ tham gia nhiều hiệp định khu vực và toàn cầu, bao gồm cả Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA).

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu