Triển vọng phục hồi tích cực của nền kinh tế Việt Nam
(THPL) - Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới được công bố của Oxford Economics (công ty có uy tín trong lĩnh vực phân tích định lượng và dự báo toàn cầu), dù chịu ảnh hưởng chung vì đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn sẽ là nền kinh tế duy nhất ở khu vực Đông Nam Á đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020.
Tin liên quan
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư với thị trường Đức
VKBIA - IUH: Liên kết giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Tạp chí điện tử Ngày Nay bắt đầu thu phí từ độc giả
Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Kim Thành
Tập đoàn Hưng thịnh và Đại học quốc gia TP.HCM ký kết hợp tác chiến lược
» Ngân hàng Thế giới tin tưởng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng
» Thủ tướng Chính phủ: Cần xây dựng kế hoạch dài hơn để kích thích nền kinh tế
» Cả nước quyết tâm vừa phát triển kinh tế, vừa chiến đấu chống dịch COVID-19
Bản báo cáo đã đưa ra nhận định, sự phục hồi hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á trong những quý tới vẫn không chắc chắn, đặc biệt là trong quý IV/2020. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn khu vực năm 2020 sẽ giảm 4,2%.
Cụ thể, các nền kinh tế kiểm soát tốt dịch bệnh như Thái Lan và Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn so với Indonesia và Philippines. Hai nước này đang phải vật lộn với những làn sóng bùng phát mới của đại dịch COVID-19 và rất dễ bị tổn thương, vì cả Indonesia và Philippines đều có cơ sở hạ tầng y tế công yếu kém hơn, các mức hỗ trợ tài chính thấp hơn và nền kinh tế hướng theo tiêu dùng hơn so với các nước khác trong khu vực.

Dự báo tốc độ phục hồi kinh tế của Indonesia là chậm. GDP năm 2020 của Indonesia sẽ giảm khoảng 2,7% trước khi tăng lên 6,2% trong năm 2021. Philippines được dự báo với mức GDP kém nhất trong khu vực Đông Nam Á, sẽ giảm khoảng 8,2% trong năm 2020, do nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch và đại dịch đang kéo dài nên các lệnh phong tỏa rất chậm được gỡ bỏ.
Cũng trong khu vực Đông Nam Á, xuất khẩu của Malaysia được hưởng lợi từ nhu cầu nhập khẩu có chiều hướng cải thiện của Trung Quốc. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi kinh tế của Malaysia cũng vẫn được dự báo là chậm, vì nhu cầu yếu, tỷ lệ thất nghiệp cao và nhiều hoạt động thu hút đầu tư cũng đang suy yếu trên toàn cầu vì dịch COVID-19. Do đó, nền kinh tế Malaysia được dự báo sẽ giảm 6% trong năm 2020 trước khi phục hồi với mức tăng trưởng 6,6% vào năm 2021.
Đánh giá về kinh tế Việt Nam, Oxford Economics nhận định việc kiểm soát tốt dịch COVID-19 sẽ giúp Việt Nam phục hồi kinh tế nhanh hơn phần lớn các nền kinh tế trong khu vực, có thể đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm 2020 và đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2021. Nhờ tiềm năng về nguồn lao động và gần gũi về địa lý với Trung Quốc. Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất.
Tuy nhiên, xuất khẩu đóng góp tới 80% GDP của Việt Nam nên tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam cũng phụ thuộc không nhỏ vào thương mại toàn cầu. Đồng thời, những hạn chế về đi lại quốc tế hiện nay sẽ tiếp tục kiềm chế ngành du lịch tăng trưởng, nỗ lực thúc đẩy du lịch nội địa là giải pháp tích cực nhưng cũng không đủ bù đắp cho sự sụt giảm từ du lịch quốc tế. Tác động khó lường của đại dịch COVID- 19 với kinh tế toàn cầu vẫn có thể làm thay đổi nhiều kết quả dự báo. Trong kịch bản xấu, nếu đại dịch tiếp tục kéo dài, tăng trưởng của Việt Nam năm 2020 có thể chỉ đạt 1,5% và năm 2021 sẽ ở mức 7,8%.
Oxford Economics đánh giá chung, con đường phục hồi của các nền kinh tế ở Đông Nam Á sẽ còn dài do những căng thẳng đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung, cùng với đó là tác động tiêu cực nặng nề vì đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, gây hậu quả giảm tốc dài hạn trong hoạt động kinh tế, thương mại toàn cầu.
Quốc Cường
Tin khác
TP.HCM đề xuất chi hơn 27.000 tỷ đồng cho 6 dự án kết nối các cảng biển
PGS.TS Trần Đình Thiên: Phú Quốc đang là nơi tốt nhất để đầu tư
Apple sẽ tổ chức sự kiện Spring Loaded vào ngày 20/4 tới
ĐHCĐ SCG: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 178% và đẩy mạnh đầu tư BĐS công nghiệp
Bắt giám đốc Petrolimex Long An trong đường dây xăng giả
Du lịch nội địa hút khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
“Hà Nội phố”: Những bản tình ca bất hủ của Đoàn Chuẩn và Phú Quang
(THPL) - Những bản tình ca bất hủ của hai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn - Phú Quang sẽ được giới thiệu tới khán giả trong live concert “Hà Nội phố”...15/04/2021 12:30:07Từ ngày 17/5, giảm 50% mức thu phí trong chăn nuôi
(THPL) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 24/2021/TT-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn...15/04/2021 11:47:20Dự án công viên nghĩa trang Thiên Đường ở Tuyên Quang: Chỉ áp dụng hình thức Cát táng
(THPL) – Đó là khẳng định của đại diện UBND huyện Yên Sơn trước những kiến nghị của người dân xã Lang Quán về dự án công viên nghĩa...15/04/2021 12:37:02Bộ Công an mở đợt cao điểm về tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC
(THPL) - Mới đây, Bộ Công an có Điện chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở đợt cao điểm về tuyên truyền, kiểm...15/04/2021 10:28:31
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
PGS.TS Trần Đình Thiên: Phú Quốc đang là nơi tốt nhất để đầu tư
(THPL) - Nhà đầu tư cần tiếp cận Phú Quốc với góc nhìn mới. Đừng đến để trục lợi rồi đi, mà cần xác định đầu tư cũng là sứ mệnh chung tay đưa đại diện ưu tú nhất của Việt Nam sánh ngang các nước có nền du lịch phát triển. - ĐHCĐ SCG: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 178% và đẩy mạnh đầu tư...
- Đừng bỏ qua sữa tươi Green Farm từ trang trại sinh thái – team #gogreen
- Mãn nhãn với những cảnh sắc đồng quê Việt đẹp như tranh vẽ
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
CEO Group củng cố nền tảng cho sự phát triển dài hạn
(THPL) - Từ đầu năm 2020, tình hình kinh doanh của Tập đoàn CEO gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, tuy nhiên doanh nghiệp này đã kịp đưa ra những phương án linh hoạt để thích ứng với tình hình mới. - LienVietPostBank: Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
- Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Vượt qua Covid-19, lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ...
- Làng nghề truyền thống Lưu Thượng: Ngôi làng đan cỏ tế thành tiền