01:18 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam sẽ đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm

Tuấn Minh (t/h) | 13:25 15/08/2022

(THPL) - Mặc dù giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao nhưng từ đầu năm đến nay, với các giải pháp không quá phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp, tốc độ tăng đàn vật nuôi so với cùng kỳ năm ngoái vẫn giữ ở mức cao.

Tính đến đầu tháng 8, tổng đàn lợn vẫn tăng 4,8%, đàn gia cầm tăng 1,6% và đàn bò tăng 2,6%. Tại thời điểm này, với diễn biến giá lợn hơi và gia cầm ổn định đang là cơ sở quan trọng để người dân và doanh nghiệp tiếp tục duy trì và tăng đàn, tăng nguồn cung, từ đó góp phần ổn định thị trường từ nay tới cuối năm.

Một chủ trang trại lợn tại huyện Đan Phương, TP Hà Nội cho hay, nhờ có những tín hiệu tích cực từ giá lợn hơi thời gian qua mà việc bán lớn giống của trang trại cũng thuận lợi hơn. Mỗi tháng họ xuất bán 100 con với giá 1.700.000 đồng một con.

Lượng lợn con được bán ra thị trường nhiều cũng đồng nghĩa với việc người dân tăng đàn, tái đàn nhiều hơn để chuẩn bị cho nguồn cung Tết Nguyên đán. Vì chỉ khoảng 5 tháng nữa lứa lợn con này sẽ là lợn thịt phục vụ tiêu dùng tăng cao dịp cuối năm. Dự kiến nhu cầu lợn thịt năm nay khoảng 51 triệu con với tốc độ tăng đàn khoảng 4,8% so với cùng kỳ. 

Theo báo VTV News, nguồn cung ổn định sẽ là cơ sở để ổn định giá thịt lợn, qua đó giúp bình ổn Chỉ số giá tiêu dùng nói chung. Từ cuối tháng 6, giá lợn hơi có thời điểm lập đỉnh 75.000 đồng/kg, nhưng sang cuối tháng 7 đến nay, giá đã về quanh mức 58.000 - 70.000 đồng/kg. Việc lương thực - thực phẩm được đảm bảo dồi dào, góp phần kiềm chế đà tăng giá sẽ tạo cơ sở để kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm nay.

Việt Nam sẽ đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm. Ảnh: Internet

Báo Lao động đưa tin, theo Bộ NN&PTNT, hiện tại, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như đậu tương, ngô đang có dấu hiệu giảm nhiệt, điều này hỗ trợ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi gia súc, gia cầm bớt áp lực về giá thành. Dự kiến, giá thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ giảm trong thời gian tới khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới vào kỳ giảm mới.

Năm 2021, sản lượng thịt các loại nói chung đạt 6,69 triệu tấn. Tính đến hết tháng 7/2022, đàn lợn vẫn tăng 4,8%; đàn gia cầm tăng 1,6%; đàn bò tăng 2,6%; đàn trâu hàng năm giảm 2,5% nhưng năm nay chỉ giảm 1,1%.

Theo Bộ NN&PTNT, để cân đối cung cầu, từ nay đến cuối năm, cả nước phải đạt sản lượng thịt các loại khoảng 7 triệu tấn, tăng 4% so với năm ngoái. Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi phải đạt trên 4,2 triệu tấn; sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn. Dự báo nhu cầu vào thời điểm Tết Nguyên đán thường tăng từ 10 - 20% so với bình thường.

Ổn định nguồn cung thịt lợn, gia cầm từ nay đến cuối năm là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra. Việc đã có vaccine tả lợn châu Phi là cơ sở quan trọng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cả năm của đàn lợn vào khoảng 4,8%. Tuy nhiên, với ngành chăn nuôi yếu tố quan trọng nhất vẫn là thức ăn.

Theo báo Công thương, trước những tác động của kinh tế thế giới và giá nguyên liệu nhập khẩu, đại diện Bộ NN&PTNT đã cho biết về một số giải pháp để có nền chăn nuôi tự chủ.

"Chúng ta phải có một nền chăn nuôi tự chủ, chuyển một số diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang trồng cây thức ăn, đặc biệt vừa rồi Bộ đã chỉ đạo Cục Trồng trọt và Chăn nuôi xây dựng hợp tác xã trồng sắn và ngô ở Tây Nguyên đảm bảo thu mua khép kín phục vụ trực tiếp cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây là biện pháp sẽ đem lại hiệu quả.

Ngoài ra, chúng ta sẽ tập trung trồng ngô sinh khối, chế biến 1,5 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp chuyển làm thức ăn cho đại gia súc. Đây chính là cái chúng ta tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu thức ăn và là giải pháp có hiệu quả ngay", ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết.

Tuấn Minh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu