20:23 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam được xếp thứ 4 về an ninh lương thực

Minh Anh (tổng hợp) | 15:33 17/12/2019

(THPL) - Việt Nam đạt 64,9 điểm, đứng thứ 54 trong số 113 nước trên thế giới và đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á về chỉ số An ninh lương thực toàn cầu (GFSI) năm 2019.

Theo báo điện tử VTV, cơ quan phân tích kinh tế "Economist Intelligence Unit" (EIU) thuộc tạp chí The Economist (Anh) đã công bố "Chỉ số An ninh lương thực toàn cầu (GFSI) năm 2019", theo đó Singapore đứng đầu thế giới về an ninh lương thực.

Theo đánh giá của EIU, top 3 nước đứng đầu về an ninh lương thực còn có Ireland và Mỹ. Xét theo nghĩa rộng, an ninh lương thực thể hiện khả năng tự cung cấp đầy đủ lương thực, cả về chất và lượng, cho người dân một quốc gia trong khoảng thời gian và địa điểm cần thiết. Xét theo nghĩa hẹp, an ninh lương thực là đảm bảo được lượng lương thực cần thiết khi nguy cấp.

Việt Nam xếp thứ 4 về an ninh lương thực (Ảnh minh họa)

Việt Nam đạt 64,9 điểm, đứng thứ 54 trong số 113 nước trên thế giới và đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đạt trên 75 điểm ở 8 hạng mục như tính an toàn và chất lượng thực phẩm, khả năng tiếp cận tài chính của nông dân, tính ổn định của sản xuất nông nghiệp.

Hàn Quốc đạt 73,6/100 điểm, đứng thứ 29 trong số 113 nước được điều tra. Hàn Quốc đạt 100 điểm tuyệt đối ở các hạng mục "Chương trình và chất lượng mạng lưới an toàn thực phẩm", "huy động vốn cho nông dân" và "tính ổn định". Ngoài ra, Hàn Quốc còn đứng thứ 61 về tài nguyên thiên nhiên và khả năng phục hồi. Đây là chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, yếu tố có thể tác động đến an ninh lương thực và mức độ ô nhiễm tài nguyên thiên nhiên.

Theo Vietnam+, qua 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực, Việt Nam đã đảm bảo khả năng tự cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người ở mức tương đối cao (đứng thứ 6 trên thế giới). Việc cân đối nhu cầu tiêu dùng gạo theo vùng đã được cải thiện đáng kể, cơ bản đã giải quyết được tình trạng xóa đói giảm nghèo.

Nhu cầu dinh dưỡng và yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân ngày càng được nâng cao. Lợi nhuận cho người trồng lúa ngày càng tăng. Khả năng tiếp cận lương thực và cân đối dinh dưỡng của người dân đang được cải thiện đáng kể.

Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là phải bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực với sản lượng cao hơn hai lần tốc độ tăng dân số; chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực, nâng cao chất lượng bữa ăn, bảo đảm lãi của nông dân sản xuất lúa trên 30% giá thành sản xuất.

Minh Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu