05:42 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam có 246 mã số vùng trồng sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc

Tuấn Minh (t/h) | 10:25 03/03/2023

(THPL) - Hiện nay, Việt Nam có 246 mã số vùng trồng và 97 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, mới đây Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 163 mã số mới vùng trồng sầu riêng cho Việt Nam và 67 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu. Trong đó, 3 tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng và Tiền Giang được cấp nhiều mã vùng trồng nhất. Và Tiền Giang cũng là tỉnh được cấp nhiều mã số cơ sở đóng gói nhất, với tổng cộng 27 mã.

Ngoài ra, có 36 mã số vùng trồng và 18 mã cơ sở đóng gói được Tổng cục Hải quan Trung Quốc khuyến cáo cần có giải pháp khắc phục và bổ sung hồ sơ để họ xem xét phê duyệt trong đợt tiếp theo. Một số vườn trồng và cơ sở đóng gói hiện chưa phù hợp với yêu cầu nên cần có giải pháp khắc phục để được xem xét phê duyệt trong thời gian tới, như: cần có chứng chỉ sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc các hoạt động, hồ sơ ghi chép tại vườn trồng phù hợp với GAP…

Như vậy, tinh đến nay Việt Nam đã có 246 mã số vùng trồng và 97 mã số cơ sở đóng gói đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phía Trung Quốc. Việc được cấp thêm mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, sầu riêng Việt Nam sẽ mở rộng hơn con đường xuất sản phẩm này sang Trung Quốc.

Đến nay, Việt Nam có 246 mã số vùng trồng sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Internet

Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam cho biết, việc được cấp thêm mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, sầu riêng Việt Nam sẽ mở rộng hơn con đường xuất sản phẩm này sang Trung Quốc.

Chúng ta cần đảm bảo tinh thần hợp tác và tuân thủ chặt chẽ yêu cầu của phía Trung Quốc trong việc quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, qua đó giúp nông dân có lợi nhuận cao hơn từ loại quả đặc sản này.

Trước đó để phát triển sầu riêng bền vững, hiệu quả, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố tuyên truyền cho người trồng từng bước thay đổi thói quen, nhận thức sản xuất theo phong trào, theo số đông.

Việc phát triển cây trồng nói chung và sầu riêng nói riêng cần theo định hướng thị trường, theo định hướng của các cơ quan quản lý. Thay vì tăng diện tích, sản lượng nông dân cần tập chung tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất, chuẩn hóa quy trình sản xuất từ lúc canh tác, thu hoạch đến chế biến, vận chuyển, phân phối nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

Cục Trồng trọt đề nghị tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra chất lượng giống cây sầu riêng; thẩm định, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng sầu riêng; phổ biến áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong vùng sản xuất tập trung, mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; liên kết với doanh nghiệp đóng gói, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu; xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

Cũng liên quan đến trái sầu riêng, ngày 11/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (nghị định thư). Nghị định thư kéo dài trong 3 năm.

Tuấn Minh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu