06:45 ngày 26/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam cần đa dạng nguồn cung nguyên liệu cho ngành chăn nuôi

Thanh Mai (t/h) | 16:29 13/04/2023

(THPL) - Để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, Việt Nam cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp chế biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn chăn nuôi.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu trung bình 20 - 22 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mỗi năm, tương đương 60% nhu cầu toàn ngành. Trong đó, ngô chiếm khoảng 50% và lúa mì chiếm khoảng 10% khối lượng các lô hàng trên. Khi giá ngô tăng cao, lúa mì cũng được coi là loại nguyên liệu thay thế phù hợp.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá lúa mì Chicago liên tục ghi nhận những diễn biến khó lường ngay từ đầu năm 2022, theo sau cuộc xung đột tại Ukraine cũng như lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát giá lương thực tại quốc gia này. Mặc dù đã hạ nhiệt kể từ nửa cuối năm ngoái, nhưng những biến động vừa qua của giá lúa mì cũng đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi của nước ta.

Theo đánh giá của nhà sản xuất, tình trạng giá thức ăn chăn nuôi “neo cao” sẽ còn kéo dài đến quý III/2023. Giá thức ăn chăn nuôi đi xuống hay không còn phụ thuộc vào xung đột Nga - Ukraine và sự phục hồi của kinh tế châu Âu. Về lâu dài, để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp chế biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn chăn nuôi.

Việt Nam cần dạng nguồn cung nguyên liệu cho ngành chăn nuôi. Ảnh: Internet

Việt Nam đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ bên ngoài, hàng năm chi khoảng 5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu các loại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chi phí sản xuất sản phẩm chăn nuôi bị đội lên, gần như không có giải pháp hạ nhiệt.

Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương) cho thấy, năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 10,32 triệu tấn nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, ngốn lượng ngoại tệ lên tới 5,6 tỷ USD. So với năm trước đó, giảm 1,1% về lượng, nhưng lại tăng 13,6% về trị giá do giá tăng.

Theo một số chuyên gia, nếu như đa dạng hóa được nguồn cung nguyên liệu đầu vào, ngành chăn nuôi nước ta không những sẽ trở nên vững vàng hơn trước những biến động của thị trường hàng hóa toàn cầu, mà còn phần nào giải quyết được bài toán về chi phí đầu vào, vốn là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Liên quan đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, theo báo cáo Triển vọng nông sản Alltech năm 2023 vừa được công bố, Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ về sản lượng thức ăn chăn nuôi (TACN) vào năm 2022, với sản lượng đạt 26,72 triệu tấn, đứng thứ 8 thế giới. Việt Nam cũng vào top 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên toàn cầu.

Một số chuyên gia trong ngành chăn nuôi nhận định, thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) trong nước hết sức màu mỡ nên đã quy tụ hầu hết tên tuổi lớn nhất thế giới, kết quả gia tăng sản lượng cũng nhờ sự đóng góp của các đại gia này.

Cụ thể, tập đoàn sản xuất TACN lớn nhất thế giới hiện nay là C.P Group (Charoen Pokphand Group - Thái Lan), top 3 công ty sản xuất thịt gia cầm, thịt heo hàng đầu thế giới, đã đặt nền móng tại Việt Nam gần 30 năm nay và có hệ thống nhà máy sản xuất, chế biến từ bắc vào nam. Tập đoàn có sản lượng TACN lớn thứ hai thế giới là New Hope cũng đã có 11 công ty hoạt động tại thị trường Việt Nam và đang tiến hành xây dựng thêm 3 trang trại chăn nuôi heo ở Thanh Hóa, Bình Phước, Bình Định với số vốn 3.800 tỉ đồng. Nằm trong top 3 thế giới là Tập đoàn Cargill (Mỹ) cũng đã có mặt tại Việt Nam khá sớm. Những cái tên tiếp theo trong top 10 thế giới như Haid (Trung Quốc), BRF (Brazil), Nutreco (Hà Lan) cũng đã đầu tư tại Việt Nam và phân chia thị phần. 

Thanh Mai (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu