Trình Quốc hội chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tại Kỳ họp thứ 9
(THPL) - Thủ tướng yêu cầu trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân ngay tại Kỳ họp thứ 9 đang diễn ra.
Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết 68 khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hiện, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.
Với tinh thần khẩn trương triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, chiều 7/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.

Tại cuộc họp, báo cáo của Bộ Tài chính đã chỉ ra các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa gồm 3 nhóm.
Nhóm 1, các nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, có tính cấp bách nhưng chưa được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung ngay, thuộc thẩm quyền của Quốc hội và không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật đã có trong nội dung Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Với nhóm này, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, tập trung vào 10 cơ chế, chính sách cụ thể.
Nhóm 2, các nhiệm vụ, giải pháp có nội hàm tương đối rõ, cần được thể chế hóa hoặc cần sửa đổi, bổ sung ngay và thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật đã có trong nội dung Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Với nhóm này, Bộ Tài chính cho biết gồm 8 cơ chế, chính sách cụ thể; kiến nghị các cơ quan soạn thảo khẩn trương rà soát, nghiên cứu bổ sung trong các dự thảo luật đang trình Quốc hội tại Kỳ họp.
Nhóm 3, các nhiệm vụ, giải pháp mang tính định hướng, chưa cấp bách và cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đề xuất xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, trình Quốc hội xem xét thông qua. Với nhóm này, Bộ Tài chính đề xuất đưa vào dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ để giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu thực hiện theo lộ trình cụ thể.

Cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 68 để các chính sách sớm đi vào cuộc sống; do đó, phải trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết ngay tại Kỳ họp thứ 9 đang diễn ra, nhằm giải quyết ngay những vấn đề cấp bách. Với thời gian ngắn, yêu cầu cao, nội dung phong phú, cần chọn cách tiếp cận phù hợp, khả thi.
Phân tích, nhấn mạnh thêm một số nội dung để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện dự thảo, Thủ tướng cho rằng cần rà soát, tập trung vào những nội dung mà doanh nghiệp, người dân đang mong đợi nhất, những nội dung cần thiết, cấp bách. Cùng với đó, những nội dung có thể làm ngay được mà chưa cần nhiều nguồn lực, những nội dung mang tính chất "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa", mang lại tác động, hiệu quả lớn.
Với quyết tâm thực hiện mục tiêu tới năm 2030, cả nước có 2 triệu doanh nghiệp, gấp đôi so với số lượng gần 1 triệu doanh nghiệp hiện nay sau gần 40 năm Đổi mới, bởi doanh nghiệp phát triển thì đất nước phát triển, Thủ tướng nêu rõ, thủ tục hành chính phải nhanh nhất có thể, đơn giản nhất có thể và chi phí ít nhất có thể, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp và phá sản.
Cùng với đó, có cơ chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp để tạo công ăn, việc làm, tạo sinh kế cho người dân, như khuyến khích, tạo điều kiện để hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp lớn trở thành doanh nghiệp lớn hơn. Đồng thời, cụ thể hóa những nội dung của Nghị quyết 68 về bảo đảm đầy đủ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng; đẩy mạnh hợp tác công tư theo các hình thức lãnh đạo công - quản trị tư, đầu tư công - quản lý tư, đầu tư tư - sử dụng công.
Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư trong việc đặt hàng các công trình, dự án cho doanh nghiệp thực hiện với nguyên tắc bảo đảm tiến độ, chất lượng, không đội vốn và không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cơ chế thông thoáng nhưng phải có công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra.
Thủ tướng nhấn mạnh, để người dân, doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cần cụ thể hóa nội dung trong Nghị quyết 68 về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; cụ thể giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm", bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại.
Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự; trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trực tiếp chỉ đạo xây dựng dự thảo Nghị quyết, với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trong tháng 5 để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, bảo đảm yêu cầu theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Thủ tướng chỉ đạo xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 68 với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, phân công bảo đảm "6 rõ": Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ sản phẩm.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý cần đẩy mạnh, làm tốt công tác truyền thông chính sách về phát triển kinh tế tư nhân theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chương trình hành động của Chính phủ.
Minh Anh
Tin khác
Danh Khôi (NRC): Sự vươn mình trở lại của NRC
City-University Innovation Hub: Hạt nhân đổi mới của UEH trong triển khai các nghị quyết
Quảng Ngãi sẽ đấu giá quyền khai thác 11 mỏ khoáng sản
Từ 1/7/2025, lương tối thiểu được áp dụng theo vùng mới ở 34 tỉnh, thành phố
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với tinh thần “an toàn, nghiêm túc, khách quan, công bằng, đúng quy chế"
Sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch Việt Nam: Mở rộng “cánh cửa” thu hút nhân tài quốc tế
Bộ Công Thương tổ chức sự kiện "Miền Trung vươn xa cùng thương mại điện tử"
THPL- Nhằm phát huy lợi thế của miền Trung, tăng cường hợp tác liên kết giữa các địa phương trong khu vực, Bộ Công Thương phối hợp với...24/06/2025 15:18:24Hoa Kỳ ban hành kết luận thuế chống bán phá giá cá tra - basa phi lê đông lạnh Việt Nam
(THPL) - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả chính thức về mức thuế chống bán phá giá trong kỳ rà soát lần thứ 20 (POR20) đối với...24/06/2025 14:51:00Tuần lễ Văn hóa Du lịch Việt Nam diễn ra tại Ba Lan
THPL- Lễ hội Văn hóa Việt Nam lần thứ III tại Ba Lan là một lời mời bạn bè quốc tế đến với Việt Nam, nơi văn hóa không chỉ là di sản, mà...24/06/2025 14:30:00Bộ Công Thương chủ động bảo đảm cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026
(THPL) - Sáng 24/6/2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị về kế hoạch cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch...24/06/2025 22:06:37
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
4 đồ án, dự án quy hoạch của T&T Group được vinh danh tại Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia 2024
- Vietnam Report công bố Top 10 Công ty Bảo hiểm uy tín năm 2025
- Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) nhận "cú đúp" giải thưởng danh giá từ Tổ...
- OCB đạt giải Ngân hàng tiêu biểu về minh bạch và trách nhiệm xã hội