00:40 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Tôm Cà Mau có mặt ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ

| 10:02 08/08/2017

(THPL) - 5 thị trường chủ lực xuất khẩu mà tôm Cà Mau chiếm trên 65% là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia...

Cà Mau là địa phương có điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi tôm. Đây cũng là tỉnh đứng đầu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về nghề này. Toàn tỉnh hiện có gần 300.000 ha diện tích tôm nuôi; sản lượng đạt gần 150.000 tấn, hàng năm cho kim ngạch xuất khẩu gần 1 tỷ USD.

Đến nay, con tôm Cà Mau đã có mặt trên hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, 5 thị trường chủ lực xuất khẩu tôm Cà Mau chiếm trên 65% là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia...

Tôm Cà Mau hàng năm cho kim ngạch xuất khẩu gần 1 tỷ USD. Ảnh: Internet

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết trên VOV, để ngành nuôi tôm phát triển bền vững, các ngành chức năng tỉnh đề ra nhiều giải pháp thực hiện trong thời gian tới, hướng sản xuất theo chuỗi, gắn người nuôi với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thị trường tiêu thụ; thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch, con giống, môi trường, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ vùng nuôi…  

Ngành thủy sản Cà Mau sẽ chú trọng phát triển các loại hình nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao và tận dụng được tiềm năng lợi thế của tỉnh. Theo đó, chú trọng duy trì diện tích nuôi tôm siêu thâm canh và thâm canh đã có, tiến tới mở rộng dần diện tích nhưng quá trình thực hiện phải đảm bảo hài hòa và bền vững gắn sản xuất với bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong những năm qua, mô hình nuôi tôm – lúa mang tính chất đặc trưng của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng, đã mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là diện tích trồng lúa đã bị nhiễm mặn và chỉ trồng lúa được một vụ trong mùa mưa, một vụ còn lại nuôi tôm. Mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong những năm qua và sẽ tiếp tục được nhân rộng.

Mặt khác, để phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường. Phát triển loại hình nuôi tôm – rừng góp phần tăng thu nhập và phát triển kinh tế ở những vùng ven biển. Ngoài ra, loại hình nuôi tôm quảng canh ít tác động đến môi trường và suất đầu tư thấp nhất cũng được chú trọng phát triển.

Hoàng Quỳnh (t/h)

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu