Thuỷ sản Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu
(THPL) - Báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu biến động, ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc sản xuất, xuất khẩu. .
Tin liên quan
- Việt Nam sắp bước vào thời điểm khởi đầu của giai đoạn bùng nổ tiêu dùng
Việt Nam vẫn nhập khẩu lượng lớn hồ tiêu
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sẽ sớm hoàn thành mục tiêu 2024 và kỳ vọng kỷ lục mới
Bộ Công Thương cảnh báo rủi ro khi mua hàng qua sàn TMĐT không phép
Câu chuyện sản phẩm - yếu tố quan trọng hấp dẫn khách hàng
» Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sẽ sớm hoàn thành mục tiêu 2024 và kỳ vọng kỷ lục mới
» Xuất khẩu thuỷ sản khởi sắc, lấy lại mốc 1 tỷ USD
» Xuất khẩu nông lâm thủy sản có thể vượt 60 tỷ USD trong năm 2024
Ngành thủy sản là một trong những ngành trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam nhưng lại đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong thời gian gần đây. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn đến từ thị trường quốc tế, chi phí sản xuất gia tăng cho đến sự cạnh tranh gay gắt...
5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt
Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nêu rõ một loạt vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính mà doanh nghiệp thủy sản đang gặp phải, đồng thời, đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ ngành này phục hồi và phát triển.
Vướng mắc về thủ tục kê khai thu mua nguyên liệu
Theo phản ảnh của doanh nghiệp thành viên VASEP, thời gian gần đây, Cục Thuế của một số tỉnh (như Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Trị,...) đã tổ chức thanh, kiểm tra thuế cho giai đoạn 2016-2017 tại một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên trên địa bàn.
Trong quá trình thanh, kiểm tra đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập. Thứ nhất, hiện một số tàu thuyền đánh bắt hải sản mà các doanh nghiệp chế biến thủy sản kê khai chưa có giấy phép khai thác. Cục Thuế đã loại tất cả chi phí thu mua nguyên liệu từ những tàu thuyền này vì xem đó là chi phí không hợp lý, hợp lệ.
Thứ hai, vướng mắc, bất cập trong việc xác minh thông tin thu mua nguyên liệu thủy sản từ các tàu cá, ngư dân, chính quyền địa phương. Theo đó, đối với việc xác nhận của chủ tàu cá: doanh nghiệp luôn ở thế bị động và phải tuỳ thuộc vào tâm trạng của chủ tàu ở thời điểm xác minh, thậm chí có thể chịu khoản truy thu thuế oan nếu chủ tàu không muốn rắc rối nên không chịu xác nhận.
Đối với việc xác nhận của chính quyền địa phương, đa phần việc thu mua thủy sản của doanh nghiệp từ tàu đánh bắt nhưng cơ quan chính quyền nơi tàu có hộ khẩu thường trú không biết đến việc mua bán này, hoặc có trường hợp mua thủy sản của tàu nhưng chủ tàu không biết.
Thứ ba, vướng mắc, bất cập về việc doanh nghiệp thu mua nguyên liệu từ nậu vựa: Một số nậu vựa chưa đăng ký giấy phép kinh doanh nên không xuất được hóa đơn tài chính thì nậu vựa, tàu khai thác làm bảng kê mua bán theo mẫu 01/TNDN của Thông tư 96/2015/TT-BCT.
Liên quan đến vấn đề trên, ngày 11/10/2024, VASEP đã có văn bản số 103/CV-VASEP báo cáo, kiến nghị giải quyết bất cập về thuế cho doanh nghiệp thủy sản gửi tới Tổng cục Thuế về nội dung này, và vẫn đang chờ phản hồi kết quả xem xét giải quyết của Bộ Tài chính.
Do đó, VASEP kính đề nghị Tổ Công tác Cải cách thủ tục hành chính, Hội đồng và Tổng Cục thuế tháo gỡ cho các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh việc Cục Thuế địa phương thực hiện thanh, kiểm tra đồng thời các giấy tờ (giấy phép khai thác…) của tàu cá trong giai đoạn nhiều năm trước đây để quyết định chi phí nguyên liệu của doanh nghiệp là hợp lý hay không khi mà các văn bản quy định pháp luật của ngành thuế cũng như mẫu 01/TNDN không có các quy định hoặc dẫn chiếu cụ thể tới các giấy tờ này.
Đồng thời, ban hành hướng dẫn chi tiết về quy trình thu mua nguyên liệu và các hồ sơ chứng từ cần thiết đối với các lô nguyên liệu mà doanh nghiệp thủy sản thu mua để Cục thuế các địa phương triển khai đồng bộ và phù hợp.
Ngành thuế cần tăng cường thanh, kiểm tra việc hoàn thuế VAT cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong khoảng 3 năm vì nếu để đến 7-8 năm là quá dài với rất nhiều sự đổi thay về cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như nhân sự của doanh nghiệp và công việc, đời sống của ngư dân.
Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chế biến thủy sản, VASEP kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, đưa nội dung xác nhận sản phẩm thủy sản là sản phẩm của “hoạt động chế biến” để hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động chế biến vào văn bản dự thảo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi hoặc một văn bản quy phạm pháp luật phù hợp để các cơ quan thuế thực hiện thống nhất theo tinh thần văn bản số 2550/BTC-TCT ngày 12/3/2021 của Bộ Tài chính.
Vướng mắc liên quan đến quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt”
VASEP ủng hộ chủ trương của Chính phủ trong các quyết sách để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe nhân dân, trong đó có quyết sách về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Tuy nhiên, trên cơ sở các quan ngại đã được nêu ra, VASEP đề nghị Chính phủ và Bộ Y tế xem xét loại trừ hàng thủy sản và thực phẩm xuất khẩu khỏi điều chỉnh của Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 09/2016 (sửa đổi khoản 2 Điều 2 của NĐ 09/2016 thành “thực phẩm xuất khẩu” thay vì “cơ sở thực phẩm xuất khẩu”).
Khuyến khích sử dụng muối có bổ sung i-ốt trong chế biến thực phẩm dùng cho tiêu dùng nội địa; Bổ sung bắt buộc i-ốt cho muối dùng trong hộ gia đình và dịch vụ ăn uống trực tiếp (đúng theo Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030) và các gia vị mặn dạng rắn.
Cho phép các cơ sở sản xuất nhập khẩu muối được cung cấp muối không bổ sung i-ốt để sử dụng theo nhu cầu của những người thừa i-ốt, của doanh nghiệp sản xuất hàng thực phẩm xuất khẩu. Yêu cầu ghi nhãn rõ ràng về muối i-ốt và lợi ích phòng chống bướu cổ để phân biệt với muối tinh khiết.
Vướng mắc trong việc xác nhận nguyên liệu ruốc xuất khẩu vào EU
Ruốc là loài thủy sản đặc thù được ngư dân khai thác gần bờ, không cần giấy phép khai thác và không phải lắp đặt thiết bị VMS (do là thuyền < 15m), không cập nhật được phần mềm eCDT dẫn đến không đủ điều kiện cấp giấy xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) và Giấy chứng nhận (C/C) theo quy định hiện hành.
Sản lượng ruốc là khá lớn ở các tỉnh miền Trung. Khách hàng châu Âu lại có nhu cầu lớn về mặt hàng này. Đề gia tăng giá trị và sinh kế cho ngư dân, cũng như để việc xuất khẩu sang EU không bị ách tắc, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trường hợp nguyên liệu ruốc là trường hợp đặc thù để có văn bản hướng dẫn cụ thể cho phép xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) đối với nguyên liệu ruốc cho sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường EU.
Vướng mắc trong thủ tục cấp giấy S/C và C/C trên hệ thống phần mềm eCDT
Hiện nay, trên hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử eCDT, các địa phương phải triển khai đồng bộ từ trong cả chuỗi khai thác (từ ngư dân, cơ sở thu mua, doanh nghiệp) để đảm bảo phần nhập liệu đầy đủ và chính xác ngay từ khâu đầu ngư dân ra-vào cảng, vì việc nhập liệu không đầy đủ từ ngay khâu đầu (ngư dân) thì sau dù doanh nghiệp có nhập đủ và đúng thì cũng không được duyệt xác nhận NL (S/C) – sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp ở khâu cuối của chuỗi mua nguyên liệu.
Trước khó khăn đó, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ để khai thông được sản xuất-xuất khẩu bình thường hiện nay của ngư dân và doanh nghiệp.
Cục Thủy sản, Chi cục Thủy sản và Ban quản lý cảng cá tập huấn, hướng dẫn cho ngư dân việc nạp dữ liệu nguồn đầu vào chính xác để các khâu sau không bị vướng mắc. Cần thiết lập đường dây hỗ trợ kỹ thuật 24/7. Cục Thủy sản có hướng dẫn về việc nhập liệu lên eCDT đối với tàu khai thác nhỏ (dưới 15m) không lắp đặt VMS và quy trình xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) đối với nguyên liệu khai thác từ các tàu khai thác này.
Xem xét chỉ đạo việc yêu cầu tất cả các khâu thẩm tra tàu IUU phải hoàn thành trước khi tàu vào cảng; và khi các thông tin trên eCDT đã đầy đủ và đúng thì Ban quản lý cảng cá cần xác nhận luôn S/C cho doanh nghiệp.
Ngành thuỷ sản kỳ vọng lớn vào dịp cuối năm
Theo quy luật thị trường, từ quý III trở đi, các nhà nhập khẩu thường tăng cường mua sắm để chuẩn bị cho nguồn hàng phục vụ dịp lễ và Tết cuối năm. Mức tiêu dùng của người dân Mỹ được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2024 từ đó tác động tích cực lên giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào khu vực này.
Hành vi chi tiêu thận trọng của người tiêu dùng Trung Quốc có thể mang lại lợi thế cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam, bởi cá tra có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cá thịt trắng khác như cá rô phi và cá chép trong thị trường thủy sản phân mảnh của Trung Quốc. Tại thị trường EU, các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với sản phẩm thủy sản từ Nga và Trung Quốc có thể mở ra nhiều cơ hội Việt Nam. Thị trường Nhật Bản dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ vào nửa cuối năm 2024. Theo VASEP, các nhà sản xuất tôm Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh và vị thế thị trường vững mạnh trong việc xuất khẩu tôm chế biến chất lượng cao sang Nhật Bản so với các nhà xuất khẩu khác.
Các doanh nghiệp thuỷ sản trong nước đang bước vào đường đua kết quả kinh doanh, chủ động nắm bắt lấy những cơ hội mới trong thời gian tới.
Liên quan đến ngành thuỷ sản, theo chuyên gia Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS nhận định, mặc dù ngành thủy sản đang vướng phải nhiều khó khăn trước mắt nhưng tiềm năng tăng trưởng vẫn hiện hữu nhờ vào sự phục hồi của các thị trường lớn và chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn những doanh nghiệp trong ngành có lợi thế cạnh tranh và khả năng vượt qua thách thức dài hạn để có thể thu được lợi nhuận kỳ vọng.
Tú Minh (t/h)
Tin khác
-
Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm tàu cá '3 không' trước 20/11/2024
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam kẻ lên mạng bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước
-
EVN đề xuất cơ chế triển khai thí điểm giá điện hai thành phần
-
Thanh Hóa: Bắt ổ nhóm buôn bán người dưới 16 tuổi phục vụ quán karaoke
-
Bảng giá xe Kia mới nhất tháng 11/2024
-
Một số trường hợp chưa hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng
Hai tuyệt tác sân gôn đã sẵn sàng chào đón sự kiện BRG Golf Hanoi Festival 2024
(THPL) - Trong hai ngày 9 và 10/11 tới, sự kiện được mong chờ hàng năm của cộng đồng yêu gôn tại Việt Nam và khu vực mang tên BRG Golf Hanoi Festival...04/11/2024 14:50:48Kết nối du lịch với Famtrip có chủ đề “Mộc Châu mùa hồng chín 2024”
(THPL) - Mới đây, Công Ty TNHH Thương Mại Và Du Lịch Tây Bắc đã tổ chức chương trình Famtrip với chủ đề: “Mộc Châu mùa hồng chín 2024”....04/11/2024 11:38:33Bế mạc Giải đua xe ô tô địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024
(THPL) - Chiều ngày 3/11/2024, Giải Đua xe Ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024 - PVOIL VOC 2024 đã chính thức khép lại tại Làng Văn hóa - Du lịch các...04/11/2024 11:44:00Giá vàng và ngoại tệ ngày 4/11: Vàng SJC và nhẫn tròn trơn giảm, USD giữ giá
(THPL) - Sáng nay 4/11, vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng ở mức hơn 84,8 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng...04/11/2024 09:26:40
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
(THPL) - VinFast không chỉ đơn thuần là một thương hiệu sản xuất ô tô điện, hãng xe Việt đang định hình lại thị trường ô tô bằng cách thiết lập các chuẩn mực mới về an toàn, tiện nghi và công nghệ. - Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
- Cận cảnh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ hoàn thành vào tháng...
- Xu hướng tìm kiếm dịch vụ trong thời đại công nghệ - Đâu là giải pháp an...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Xi măng Xuân Thành PCB40 cao cấp: Dấu ấn tiên phong, khẳng định đẳng cấp
Sự kiện ra mắt sản phẩm mới - Xi Măng Xuân Thành PCB40 Cao cấp vô cùng ấn tượng và hoành tráng vừa được Xi Măng Xuân Thành tổ chức để lại nhiều dấu ấn cho khách hàng. - Nữ chủ xe đánh giá VinFast VF 6: “Nhiều công nghệ an toàn, đi xa rất yên...
- Liên tục đổi mới trong phát triển sản phẩm số, Meey Group nhận “cú...
- DOJILAND lập hattrick giải thưởng danh giá bậc nhất tại DOT Property Vietnam...