Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, vượt mốc 25 tỷ USD
(THPL) - Năm 2024, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp, giúp cải thiện khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tin liên quan
- Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang Singapore
Ngành nông nghiệp là trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế
Những thách thức và cơ hội của ngành sản xuất công nghệ cao tại Việt Nam
Giữ "lửa nghề" làng rèn thủ công Pác Rằng ở Cao Bằng
Công nhận nghề sản xuất cốm làng Vòng và ướp trà sen Quảng An là “Nghề truyền thống Hà Nội”
» Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác về thương mại điện tử và kinh tế số
» Thương mại điện tử là lĩnh vực tiên phong, trụ cột của nền kinh tế số
» Tăng cường quản lý hàng hoá nhập khẩu qua thương mại điện tử
Nền tảng để doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng quốc tế
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện quy mô thị trường thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị kinh tế số của cả nước, giúp Việt Nam lọt Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Đáng chú ý, thương mại điện tử xuyên biên giới được xác định là “đòn bẩy” cho xuất khẩu trực tuyến.
Báo cáo từ Amazon Global Selling Việt Nam cho thấy, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu, giá trị xuất khẩu tăng 50% và số lượng đối tác bán hàng tăng 40%. Tổng quan, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tăng trưởng 26% so với năm trước.
Theo Cục trưởng Cục thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Lê Hoàng Oanh cho rằng, những con số này là minh chứng rõ nét cho tiềm năng to lớn và sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường quốc tế.
Thương mại điện tử không chỉ mang lại cơ hội bứt phá về doanh thu cho doanh nghiệp Việt Nam, mà còn là nền tảng để các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng
Thị trường đã và đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ từ các cửa hàng bán lẻ truyền thống sang nền tảng thương mại điện tử. Nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử từ giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD. Doanh thu tiếp tục tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020 và 16,4 tỷ USD năm 2022. Với doanh thu đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C chiếm khoảng 7,8 - 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Năm 2024, mặc dù kinh tế toàn cầu và khu vực vẫn đối mặt với nhiều thách thức song thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Hoạt động thương mại điện tử phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước; hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả lượng lớn nông sản, thực phẩm cho người nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch. Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng thương mại điện tử, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới tăng cao, trong đó có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ, nhưng để duy trì đà tăng trưởng này, các doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới, tăng cường ứng dụng công nghệ và cải thiện dịch vụ khách hàng. Đồng thời, việc nâng cấp hạ tầng logistics và bảo mật cũng là yếu tố then chốt để tạo ra một môi trường mua sắm an toàn và thuận tiện cho người tiêu dùng.
Thương mại điện tử không chỉ là một kênh bán hàng, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và gắn kết với khách hàng một cách chặt chẽ hơn thông qua các nền tảng xã hội, chiến dịch quảng cáo cá nhân hóa với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo AI và dữ liệu lớn Big Data.
Hoạt động thương mại điện tử vẫn tồn tại hạn chế
Dù đã khẳng định được vai trò tiên phong trong nền kinh tế số, song hoạt động thương mại điện tử vẫn còn những tồn tại cần sớm giải quyết, đó là: Kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, đối với hoạt động livestream bán hàng đang là xu hướng phát triển nhanh của thương mại điện tử nhưng các quy định pháp lý về thương mại điện tử mới chỉ điều chỉnh chung giống như một hoạt động quảng cáo đi kèm với bán hàng, chưa có quy định riêng về các chủ thể tham gia livestream; kiểm soát thương mại điện tử xuyên biên giới còn gặp nhiều khó khăn…
Liên quan đến thương mại điện tử, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, Việt Nam dân số trẻ, tiêu dùng mạnh mẽ, thích giao dịch online gắn với gen Z, thương mại điện tử tạo ra sự phát triển đồng đều hơn, giảm bớt khoảng cách về thu nhập. Tuy nhiên, việc thúc đẩy thương mại điện tử hay kinh tế số còn nhiều điểm cần lưu ý, khu vực bán lẻ truyền thống có thể bị thu hẹp... chúng ta cần quan tâm về mặt chính sách. Bên cạnh đó, điểm lưu ý thứ hai liên quan đến những câu chuyện về thể chế, về xử lý tranh chấp, bảo vệ người tiêu dùng...
Còn theo ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam, quy mô thị trường Việt Nam rất lớn, dân số đông, tiếp cận những sản phẩm mới rất nhanh cũng như thu nhập của người dân đang tăng. Những người dân ở vùng sâu, vùng xa, biển đảo vẫn có thể tiếp cận được, gần như là không có rào cản. Shopee chia sẻ sáng tạo, sự thay đổi trên thế giới cũng như tại Việt Nam về thương mại điện tử cũng như công nghệ rất nhanh.
“Mong đợi của chúng tôi là các cơ quan chức năng có những cơ chế hỗ trợ để giúp doanh nghiệp, cá nhân được tiếp cận, tạo ra những sản phẩm, phương thức kinh doanh thương mại điện tử mới”, vị này chia sẻ.
Giải pháp phát triển thương mại điện tử
Để giải quyết những khó khăn, thách thức đang tồn tại, năm 2025, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật thương mại điện tử nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, thống nhất hệ thống pháp luật về thương mại điện tử trong mối tương quan với các luật khác, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Cùng với đó, sẽ hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 - 2030; giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế trong thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử trong thời gian vừa qua cũng như để phù hợp với xu thế đổi mới do công nghệ thông tin đã làm thay đổi và định hình lại tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử.
Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước trong địa phương; đẩy mạnh công tác thống kê hoạt động thương mại điện tử; tiếp tục thực hiện hoạt động rà soát, giám sát, cảnh báo, thanh tra vi phạm trong thương mại điện tử, đặc biệt đối với các nền tảng số xuyên biên giới.
Tiếp tục tổ chức, triển khai hoạt động tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng trên môi trường mạng; đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng, kết nối giao thương thông qua thương mại điện tử, khuyến khích doanh nghiệp trong nước tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới như một công cụ xuất khẩu hữu ích.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã, đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều xu hướng mua sắm mới. Bên cạnh đó, việc các sàn thương mại điện tử luôn tung ra những chương trình kích cầu mua sắm rầm rộ…. cho thấy "cuộc đua" thương mại điện tử ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Do đó, cần sự chung tay của các bộ, ngành đưa ra nhiều chiến lược và giải pháp tổng thể, hướng đến các mục tiêu như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường liên kết vùng; phát triển xanh và bền vững; thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương và vùng miền thông qua nền tảng số.
Tú Anh (t/h)
Tin khác
-
PNJ tự hào đón nhận "Thương hiệu Vàng" từ UBND TP Hồ Chí Minh
-
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải báo cáo về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho
-
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh kéo dài
-
29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng TP. HCM năm 2024
-
Giá dầu thế giới hôm nay (4/1) tiếp tục đà tăng
-
Ảnh hưởng của bệnh Basedow tới nữ giới và giải pháp từ Ích Giáp Vương
Hanoi Melody Residences: Dự án giá tốt bật tăng sức hút
(THPL) - Giới chuyên gia cho rằng các dự án mới giá hợp lý, đặc biệt tại khu vực nội đô, sẽ bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025.03/01/2025 17:59:40Những khoảnh khắc đặc biệt được mong chờ tại lễ trao giải Mai Vàng lần thứ 30 năm 2024
THPL - Ngày 08/01 tới đây, Lễ trao giải Mai Vàng lần thứ 30 năm 2024 sẽ được Báo Người Lao Động tổ chức, hứa hẹn những khoảng khắc đặc...03/01/2025 17:10:00Công an tỉnh Nam Định vững vàng trên trận tuyến bảo vệ an ninh trật tự
(THPL) - Sáng ngày 03/01/2025, Công an tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2024, phát động phong trào thi đua “Vì an ninh...03/01/2025 17:57:49Bảng giá xe Toyota mới nhất tháng 1/2025
(THPL) - Toyota là một trong những thương hiệu ô tô lớn và uy tín nhất trên thế giới, được biết đến với các dòng xe chất lượng cao, bền...03/01/2025 16:20:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc “đỉnh của chóp”
(THPL) - Ngay sau màn ra mắt ấn tượng khu phố thương mại đầu tiên tại Móng Cái (Quảng Ninh) vào ngày 24/12, Vinhomes Golden Avenue tiếp tục chơi lớn khi chiêu đãi cư dân và du khách một gala âm nhạc “đỉnh của chóp” vào ngày 28/12 tới với sự góp mặt của dàn nghệ sĩ đình đám. Đặc biệt, dịp này khách hàng đặt cọc nhà phố tại dự án sẽ có cơ hội vàng rinh về chiếc VF 9 Plus đẳng cấp trị giá hơn 2 tỷ đồng. - Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
- LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
(THPL) - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng duy nhất được vinh danh Top 10 Sao Vàng Đất Việt năm 2024 trong khuôn khổ Lễ trao giải thưởng do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp tổ chức. - ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024
- Cường Thành E&C và Bạch Đằng tạo dấu ấn tại Triển lãm Quốc phòng 2024
- Sao Thái Dương vinh dự được trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm...