02:54 ngày 19/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Tái cơ cấu thị trường trong nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững

19:57 19/01/2023

(THPL) - Dự thảo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu tái cơ cấu thị trường trong nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững thị trường trong nước, kết nối liền mạch với thị trường xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo không gian thị trường cho các ngành sản xuất trong nước.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2022, dịch bệnh Covid-19 trong nước đã cơ bản được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân dần hồi phục, nhu cầu hàng hóa tăng trở lại. Nguồn cung hàng hóa trong nước cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa không có biến động lớn, thị trường tương đối bình ổn.

Trong năm 2022, dịch bệnh Covid-19 trong nước đã cơ bản được kiểm soát, nhu cầu hàng hóa tăng trở lại.

Riêng mặt hàng xăng dầu, để bình ổn thị trường, hạn chế tác động khi giá xăng dầu biến động tăng giảm với biên độ lớn, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm nguồn cung cũng như phối hợp với Bộ Tài chính sử dụng hiệu quả công cụ Quỹ bình ổn giá để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước so với mức tăng của giá thế giới.

Nhìn chung, giá nhiều loại hàng hóa trong nước có xu hướng tăng từ cuối Quý I và trong Quý II do ảnh hưởng của giá nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tăng làm tăng chi phí đầu vào. Từ đầu Quý III, theo xu hướng của giá thế giới, giá nhiều loại hàng hóa đã dần ổn định trở lại.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm 2022 ước đạt 5,679,9 ngàn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6%. Đây là mức tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây. Như vậy, sau hai năm liên tục giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm nay đã bật tăng mạnh trở lại.

Trong đó, nhóm ngành du lịch lữ hành, dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất vì đây là những nhóm ngành bị hạn chế hoạt động nhiều trong giai đoạn dịch Covid-19.

Nhóm ngành bán lẻ hàng hóa vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt như mọi năm. Điều đó cho thấy các chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch của Nhà nước đã phát huy hiệu quả, sức mua của người dân dần khôi phục như trước thời kỳ đại dịch.

Phấn đấu giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm.

Dự thảo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu tái cơ cấu thị trường trong nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững thị trường trong nước; kết nối liền mạch với thị trường xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo không gian thị trường cho các ngành sản xuất trong nước và nâng cao nội lực của nền kinh tế.

Trên cơ sở mở rộng tiêu dùng nội địa gắn với phát triển thương hiệu hàng Việt Nam, khai thác lợi thế về quy mô dân số với sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu và tiêu dùng trẻ, năng động. Theo đó, ưu tiên phát triển các mô hình kinh tế tiêu dùng mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm, kinh tế du lịch, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, thương mại điện tử... Phấn đấu giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9,0 - 9,5%/năm.

Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại. Thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ hệ thống phân phối sang các loại hình phân phối hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích DN, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.

Về phía các bộ, địa phương, hiệp hội cũng cần liên kết chặt chẽ hơn nữa để xây dựng những tuần lễ kết nối, tiêu thụ sản phẩm theo ngành hoặc đa ngành, kết hợp online và tập trung. Chẳng hạn như, tổ chức các hội chợ bán hàng online theo từng sản phẩm, theo tuần; liên kết một số sàn thương mại điện tử để cùng thực hiện, tạo hiệu ứng lan tỏa rộng.

Lưu Kỳ (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu