14:52 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Thanh Hóa: Chỉ đạo nóng xử lý xe quá tải làm hư hỏng tuyến đê sông Chu

14:32 16/07/2020

(THPL) - Trước thực trạng các tuyến đê hữu và tả sông Chu tỉnh Thanh Hóa vừa được đầu tư 150 tỷ đồng để duy tu, tu bổ, xử lý những hư hỏng trên đê, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn dù chưa hết bảo hành nhưng tuyến đê này đã xuống cấp trầm trọng. Trước thực trạng trên Bộ NN-PTNT đã có chỉ đạo, UBND tỉnh Thanh Hoa cũng đã có chỉ đạo các lực lượng Công an tăng cường công tác kiểm tra trên các tuyến đê, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm chở quá tải.

Như trước đó Thương hiệu và Pháp luật đã phản ánh hiện nay trên các tuyến đê hữu và tả của sông Chu dù mới được nghiệm thu đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng đã bong tróc, xuống cấp trầm trọng. Việc xuống cấp của tuyến đê mới được đầu tư hàng trăm tỷ đồng khiến việc lưu thông của người dân vô cùng khó khăn.

Tại các vị trí Km16, Km19 và Km22, đoạn qua thị trấn và xã Xuân Hồng, nhiều vị trí mặt đê xuất hiện vết nứt toác, bong tróc toàn bộ phần mặt, lộ cả lớp đá xô lót bên dưới. Có vị trí lại sụt lún, tạo thành sóng trâu, ổ gà rộng gần một mét và sâu đến gần 15cm.

Tuyến đê vừa được Công ty Cổ phần Tập đoàn Cường Thịnh Thi thi công có địa chỉ tạiTP. Ninh Bình thi công đã xuống cấp nghiêm trọng. 

Nguyên nhân của việc các tuyến đê này nhanh xuống cấp là do xe chở quá tải nhiều, thiếu sự quyết liệt của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ trong việc tuần tra, kiểm soát xử lý xe quá tải.  

Theo đó được biết, Dự án xử lý cấp bách đê hữu sông Chu” do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Cường Thịnh Thi.

Tại huyện Thiệu Hóa, đoạn từ Km19+800 - Km22 và đoạn từ Km25 - Km34+100 chạy qua huyện Thiệu Hóa, dù mới được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng xong tình trạng sụt lún, kém chất lượng trên mặt đê thể hiện việc thi công ẩu, khiến người dân vô cùng búc xúc. Tuyến đường này do Công ty TNHH Hòa Bình thi công.

Tại huyện Thiệu Hóa tuyến đê do Công ty Hòa Bình thi công cũng bị xuống cấp không kém.

Toàn bộ dự án có 6 công trình xử lý cấp bách đê tả, hữu sông Chu với tổng kinh phí 150 tỷ đồng, vừa được hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng từ cuối tháng 4/2020. Đến nay, có nhiều công trình đã xuống cấp, thể hiện sự cẩu thả của các đơn vị thi công và thiếu sự giám sát của chủ đầu tư.

Dự án xử lý cấp bách đê điều bị sự cố do ảnh hưởng của bão lũ năm 2017 trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa là dự án công trình đê cấp 1 vừa là tuyến đường dân sinh cho người dân đi lại. Thế nhưng, với tình trạng “sáng bàn giao, chiều đã xuống cấp” như hiện nay, dự án không những không phát huy tác dụng mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao mất ATGT cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực này, cũng như ảnh hưởng xấu cả đến chức năng phòng chống lũ lụt.

Các tuyến đê xuống cấp sẽ rất nguy hiểm cho người tham gia gioa thông và càng nguy hiểm hơn khi mùa mưa lũ sắp đến.

Trao đổi với PV báo chí, đại diện Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT cho biết, Hiện nay trên các dự án xử lý khẩn cấp đê sông Chu đang có nhiều đoạn, điểm bị xuống cấp, khi tiến hành thi công, các đơn vị thi công thiết kế công trình kết cấu láng nhựa cho phép xe có tải trọng không quá 12 tấn. Nhưng hiện nay, tại 6 công trình đê tả, hữu sông Chu, tình trạng xe có tải trọng từ 20 - 30 tấn thường xuyên lưu thông trên mặt đê đã làm nhiều đoạn mặt đê láng nhựa bị hư hỏng nghiêm trọng.

Được biết, sau khí các phương tiện truyền thông phản ánh, Bộ NN-PTNT, cũng đã có ý kiển chỉ đạo. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng xe quá tải đi trên đê diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, đặc biệt là những đoạn đê qua các khu đô thị, khu tập trung dân cư, khu vực có mỏ vật liệu và bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu, làm hư hỏng nghiêm trọng mặt đê, trong đó có những tuyến đê mới được đầu tư sửa chữa, nâng cấp.

Các tuyến đê hai bên sông Chu chỉ mới được đầu tư nang cấp.

Thực hiện quy định của pháp luật về đê điều và Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, để đảm bảo an toàn đê điều, bảo vệ thành quả đầu tư, trong công văn số 4671 do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp ký ngày 14-7, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhất là lực lượng công an tăng cường công tác kiểm tra trên các tuyến đê, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đồng thời bố trí ngân sách địa phương để xử lý, khắc phục những hư hỏng của đê do tình trạng xe quá tải đi trên đê gây ra, đảm bảo an toàn đê điều và giao thông trên đê phục vụ công tác ứng cứu hộ đê trong mùa mưa lũ năm 2020 và các năm tiếp theo.

Muôn nẻo cách khống chế xe quá tải trên đê sông Chu.

Cũng liên quan đến việc này, ngày 16/7 ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký ban hành văn bản số 9473/UBND-CN về việc tăng cường công tác tải trọng phương tiện trên các tuyến đường giao thông.

Tại văn bản này nêu: thơi gian qua tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm soát tải trọng trên các tuyến đường tuy nhiên các xe trở  quá tải trọng trên các tuyến đê vẫn còn nhiều gây hư hỏng kết cấu hạn tầng tiền ẩn nguy cơ mất ATGT.

Để chấn chỉnh tình trạng trên UBND tỉnh Thanh Hóa có ý kiến chỉ đạo: Giao công an tỉnh chỉ đạo lực lượng CSGT công an các huyện thị xã, TP tăng cường công tác kiểm soát, xử lý các xe chở quá tải, quá khổ, nhất là các tuyến đường gần mỏ vật liệu.

Văn bản chấn chỉnh xử lý nghiêm tình trạng xe quả tải của UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành sáng ngày 16/7/2020.

Giao Sở GTVT chỉ đạo lực lượng TTGT tập chung kiểm soát tải trọng ngay tại chân hàng đầu mối bốc xếp hàng hóa sử dụng có hiệu quả hệ thống cân sách tay và trạm kiểm tra lưu động.

Công an tỉnh, Sở GTVT cần xây dựng kế hoạch phối hợp giữa CSGT và TTGT trong việc xử lý xe quá tải để nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm.

Giao Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị quản lý các tuyến đê có biện pháp quản lý hoạt động các tuyến đê đảm bảo đúng quy định của Luật đê điều. Chủ động đề nghị công an tỉnh Sở GTVT để cử các lực lượng chức năng phối hợp tăng cường quản lý, xử lý vi phạm tải trọng khi lưu thông trên các tuyến đường.

Phối hợp liên kết kiểm tra việc thực hiện cam kết việc không vận chuyển quả tải của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp khai thác mỏ vật liệu.

Lực lượng như Công an, TTGT tỉnh Thanh Hóa được giao nhiệm vụ xử lý nghiêm xe chở quá tải trên các tuyến đường ở tỉnh Thanh Hóa.

Giao cho UBND TP, các huyện, thị xã chỉ đạo lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với công an tỉnh và Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa để kiểm tra, xử lý theo quy định.

Với việc chỉ đạo của khẩn trương của  Bộ NN&PTNT cũng như việc chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Thanh Hóa trong việc xử lý xe chở quá tải trên các tuyến đường là cần thiết, xong việc tuyến đê sông Chu vừa được đầu tư hàng trăm tỉ nâng cấp, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn tuyến đê đã xuống cấp trầm trọng như vậy. Đề nghị cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ nguyên nhân của việc tuyến đê nhanh xuống cấp, chánh việc đổ lỗi do xe quả tải, không làm rõ được trách nhiệm chính trong việc tuyến đê vừa được đầu tư hàng trăm tỉ nhưng đã xuống cấp làm lãnh phí nguồn ngân sách của Nhà nước?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về việc này đến bạn đọc.

Duy Duẩn

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu