Thạc sĩ từ chối lương vài nghìn đô để về quê chăn nuôi, kiếm tiền tỉ
(THPL) - Đợt lũ lụt vừa rồi tại Hà Tĩnh, tôi vẫn thấy anh cùng hành trình trên những chuyến xe từ thiện, đưa gà giống về với bà con vùng lũ. Anh được biết đến là người đã từ bỏ mức lương hàng nghìn đô la để về quê chăn gà, nuôi tôm.
Tin liên quan
Anh là Nguyễn Văn Nguyên (SN 1976, trú tại Tân Học, Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh). Tôi biết anh cách đây 4 năm, khi anh còn trên đà phát triển nghề nuôi tôm tự nhiên bằng các loại rong rêu, tảo. Sau này, anh mới bắt đầu lấn sân sang chăn nuôi gà, lợn, mở các siêu thị mini nhỏ chuyên cung cấp thực phẩm sạch cho người dân.
Nhắc đến anh, bạn bè vẫn thường đùa, “Người ta đi du học nước ngoài, với mong muốn về ngồi ghế salon, phòng máy lạnh, chỉ tay 5 ngón rồi hưởng lương bằng đô. Còn với nó thì về quê cuốc đất, xúc phân gà!”. Bạn bè nói, anh vẫn cứ cười tự tin “Chờ đi, rồi có ngày bọn bay lại về quê tìm tao mua trứng sạch, gà sạch”.
Thực ra, tôi biết khá nhiều về anh, một người tốt nghiệp thạc sỹ tại CHLB Đức, chuyên ngành quản trị kinh doanh, sẵn sàng từ chối mức lương vài nghìn USD để về quê đầu tư phát triển nghề nuôi tôm, chăn nuôi truyền thống gia đình.
Trong câu chuyện về cái duyên đến với nghề chăn nuôi, anh Nguyên tâm sự: "Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được mời về làm việc tại một tập đoàn kinh tế nước ngoài ở Sài Gòn, nhưng không thể “giam mình” trong văn phòng làm việc nên tôi quyết định từ bỏ và theo đuổi đam mê du học nước ngoài, lấy được tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh trước khi trở về quê hương. 8 năm học tập ở CHLB Đức, lúc nào tôi cũng đau đáu nỗi nhớ nhà, muốn trở về lập nghiệp trên chính vùng sông nước nơi tôi đã sinh ra".
Năm 2012 anh bắt đầu khởi nghiệp từ cái nôi của cha mình. Với kiến thức có được, cộng với sự “truyền lửa” của người cha, anh đã tiếp quản trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình.
“Có được cơ ngơi kinh doanh lớn và uy tín, mục tiêu kinh doanh hướng tới sản xuất hàng hóa sạch, chất lượng cao để cung cấp cho thị trường, tạo niềm tin. Muốn vậy, mình phải áp dụng quy trình nuôi đảm bảo sạch, an toàn với con nuôi và môi trường, đó là tiêu chí hàng đầu mà cơ sở kinh doanh của mình hướng đến". - Anh Nguyên chia sẻ thêm.
Để có mặt hàng thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng, anh phải mày mò, nghiên cứu, tìm hiểu cách chế biến thức ăn cho tôm, gà, cua… tránh sử dụng thức ăn công nghiệp, hóa chất. Chủ trương của anh là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất.
Thức ăn cho gà được tự chế bằng cách nấu chín cá trộn với cám ngô, gạo, rong rêu đã được lên men vi sinh. Đối với tôm, cho ăn bằng cá tươi, nhuyễn thể 2 mảnh và giun, rươi, rong biển được tạo ra từ dưới đáy hồ. Quan trọng hơn, phân thải của gà chính là loại tảo tự nhiên vô cùng tốt để cải tạo môi trường tôm, cua nuôi. Vì thế mà sản phẩm tôm, cua, trứng gà trang trại của anh Nguyên sản xuất ra không đủ cung ứng cho thương lái.
Chính vì đề ra nguyên tắc sản xuất thực phẩm sạch, an toàn nên quy trình chăn nuôi của anh Nguyên cũng rất khác người. Sau mỗi vụ thu hoạch tôm, anh sử dụng phân gà, vôi bột để xử lý ao hồ, không dùng bất kỳ loại hóa chất nào. Bởi theo anh Nguyên, ao hồ khi xử lý bằng hóa chất chỉ kéo dài tuổi thọ được 3 – 4 năm, sau đó sẽ trở thành một vùng đất “chết”.
Dẫn chứng chính là ao tôm của gia đình anh, mặc dù đưa vào sản xuất hàng chục năm nay nhưng năm nào cũng như hồ nuôi mới. Khi cho phân gà lên men xuống hồ, không chỉ tạo độ phì nhiêu cho đất, cân bằng độ PH mà còn tái tạo giun, rươi, rong rêu làm thức ăn cho tôm, gà. Đặc biệt, mùa ốc phát triển trong hồ, thay vì xử lý hết ốc như các mô hình khác, anh Nguyên để lại làm thức ăn cho tôm, cua nhằm tăng thêm đạm, canxi cho chúng.
Nhờ môi trường nuôi phong phú, mỗi lứa tôm anh Nguyên thu hoạch gối đầu kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch. Đặc biệt, trà tôm đầu tiên, thời gian nuôi chỉ khoảng 2 tháng 10 ngày là có thể thu hoạch được. “Chính những mẻ tôm trái vụ đã giúp tôi bán được giá cao, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích”, anh Nguyên cởi mở nói.
Năm 2016 là năm ngành hải sản của Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển, kinh doanh theo đó mà sụt giảm. Tuy nhiên, với chiến lược kinh doanh đặt khách hàng lên hàng đầu, ưu tiên chất lượng thay vì số lượng nên hải sản bán ra của trang trại anh Nguyên vẫn đều đặn.
Với sự bền bỉ, cố gắng, nay anh đã sở hữu toàn bộ trên 30 ha và thả hơn 5 triệu con tôm sú, 50.000 con cua giống; 20.000 con gà và hàng trăm con lợn rừng. Trong năm 2016, anh mở thêm 2 siêu thị mini tại TP.Hà Tĩnh chuyên cung cấp thực phẩm sạch cho người dân. Mô hình kinh tế của anh có doanh thu trên 9 tỷ đồng mỗi năm. Thị trường tiêu thụ ngoài các chợ đầu mối, nhà hàng trên địa bàn tỉnh, anh còn cung ứng cho các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An.
Thạc sĩ ở Đức về quê nuôi tôm, nuôi gà, nghe qua tưởng là một sự lãng phí về tri thức. Nhưng thực tế, chính những năm tháng học tập ở nước ngoài đã trang bị cho anh kiến thức về quản trị kinh tế, quản trị đầu tư và nhiều trải nghiệm hữu ích để có thành công như hôm nay.
Tuấn Anh
Tin khác
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
(THPL) - Sáng 23/11, tại Hà Nội, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt nam, Bộ Xây dựng và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản...23/11/2024 15:11:22
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt