Tạo điều kiện, hỗ trợ người dân vùng dịch tiêu thụ nông sản
(THPL) - Thời điểm hiện tại nhiều diện tích rau màu, trái cây, hoa đào của nông dân các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch phục vụ thị trường Tết. Tuy nhiên do diễn biến của dịch bệnh COVID-19 khiến thương lái bỏ cọc, doanh nghiệp e ngại khiến việc tiêu thụ nông sản tại đây gặp khó khăn.
Tin liên quan
» Thực phẩm sạch và tiện lợi lên ngôi trong dịp Tết
» Năm 2020, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu vượt ngưỡng tỷ USD
» Nhiều nông sản xuất khẩu sẽ phải theo quy định mới của Liên minh Châu Âu
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, diện tích rau màu vụ đông chưa kịp thu hoạch của tỉnh Hải Dương là 7.832 ha (chiếm 35%) diện tích, chủ yếu là diện tích hành, tập trung ở huyện Kinh Môn với khoảng 3.500 ha; cà rốt ở Nam Sách còn khoảng 350 ha, Cẩm Giàng 400 ha. Tại Gia Lộc, còn khoảng 200 ha cải bắp, su hào, súp lơ chưa kịp thu hoạch, diện tích rau màu còn lại ở Tứ Kỳ là 200 ha, Kim Thành 400 ha…
Tại Quảng Ninh, diện tích rau màu chưa thu hoạch còn trên 2.000 ha, chủ yếu là khoai tây, ngô, rau các loại với sản lượng ước khoảng 30.000 tấn.
Khảo sát của Bộ NN&PTNT cho thấy, sau khi bùng phát các ổ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, giá nông sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương bị giảm khoảng 10 – 20% so với trước khi bùng phát dịch COVID-19. Cụ thể, giá cà rốt khảo sát ngày 31/1/2021 còn 6.000 – 6.500 đồng/kg; cải bắp 4.000 – 4.500 đồng/kg; súp lơ 4.000 – 4.500 đồng/cái…
Báo Chính phủ đưa tin, theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) nhận định, việc tiêu thụ cà rốt, khoai tây đang gặp nhiều khó khăn do hai loại nông sản này có sản lượng lớn, mức độ tiêu thụ trong tỉnh, trong nước không được nhiều (chỉ 10%), chủ yếu là xuất khẩu (90%). Trong khi đó, kho bảo quản lạnh trong tỉnh Hải Dương có hạn, nếu dịch bệnh được kiểm soát trước Tết Nguyên đán thì việc tiêu thụ cà rốt không đáng lo nhưng nếu dịch bệnh kéo dài thì đây là vấn đề đáng lưu tâm.
Hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa ra vào các địa phương này rất khó khăn, phức tạp; trong khi việc sản xuất của bà con vẫn diễn ra bình thường, trừ những hộ nằm trong diện cách ly, phong tỏa.
Trong khi đó, các chợ dân sinh trên địa bàn hai tỉnh này đã bắt đầu áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nên buôn bán ngoài đường, vỉa hè bị hạn chế, hoạt động buôn bán khó khăn hơn, giá không cao nhưng sức mua giảm.
“Thị trường tiêu thụ nông sản chính của Hải Dương là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (tiêu thụ khoảng 60% tổng sản lượng su hào, bắp cải, rau ăn lá, ổi, cam, chuối… của Hải Dương. Tuy nhiên, 2 tỉnh này đang cấm tất cả các phương tiện và người Hải Dương vận chuyển hàng hóa, đi vào địa bàn nên ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ nông sản của tỉnh. Các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiêu thụ và người tiêu dùng có tâm lý e ngại, không muốn sử dụng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hải Dương và tiếp xúc với người Hải Dương, các doanh nghiệp, thương lái của tỉnh khác không muốn đến Hải Dương để thu mua nông sản vì lo ngại dịch và phải cách ly” – báo cáo của Bộ NN&PTNT nêu rõ.
Theo TTXVN đưa tin, trước thực trạng trên, để kịp thời triển khai Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân, Bộ Công Thương đã yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh và các chuỗi siêu thị lớn trên cả nước tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 31/1/2020; Chỉ thị số 06/CT-BCT ngày 11/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành công thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19.
Cùng với đó, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh và các chuỗi siêu thị lớn trên cả nước theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp triển khai ngay các biện pháp để hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ tết; vận động, yêu cầu các doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu, nhất là khi trên địa bàn xảy ra dịch bệnh.
Bộ Công Thương cũng lưu ý các đơn vị đánh giá nguồn cung, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh; có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh và cho các khu vực phải thực hiện cách ly; có phương án về phối hợp hỗ trợ cung ứng hàng hóa cho các địa phương khác khi cần thiết...
Ngoài ra, để nhanh chóng mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và người dân trên địa bàn, Bộ đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan chủ động liên hệ và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản do Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, Sở Công Thương thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác tổ chức, nhất là từ nay đến cuối năm 2021.
Để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ bà con nông dân đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, mới đây Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra nhiều chính sách nhằm tăng cường kết nối, vận động các đoàn thể chính trị xã hội chia sẻ và tích cực giúp đỡ nông dân tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh.
Theo đó, Sở Công Thương Quảng Ninh sẽ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân các địa phương, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh để quảng bá các sản phẩm tới các khu công nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đế thống nhất kể hoạch cụ thể về nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm đầu mối cung-cầu toàn bộ sản phẩm đến khi ổn định được tình hình.
Đồng thời, Sở Công Thương Quảng Ninh dự kiến sẽ làm việc với các trung tâm thương mại lớn, các chợ đầu mối để thống nhất phương án kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh.
Tú Linh (tổng hợp)
Tin khác
-
Dự báo thời tiết ngày 21/1: Bắc Bộ rét đậm, vùng núi dưới 10 độ C
-
Chương trình tiệc tất niên chào Xuân 2025 với chủ đề "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
-
Top 5 mẫu xe hybrid bán chạy nhất Việt Nam năm 2024
-
Việt Nam đạt thỏa thuận với Hoa Kỳ chấm dứt tranh chấp vụ kiện cá tra, ba sa
-
VCCI đề xuất duy trì giá điện 3 tháng điều chỉnh một lần
-
Sôi động thị trường đồ lễ cúng ông Công ông Táo
Thanh Hóa: Khai mạc Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025
(TH&PL) - Sáng 20/1, Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí trong tỉnh,...20/01/2025 15:27:51Mức độ hài lòng của người dân Việt Nam về hệ thống y tế công lập
(THPL) - STADA Pymepharco vừa công bố “Báo cáo Sức khỏe - Thị trường Việt Nam 2024” nhằm đánh giá, phân tích mức độ hài lòng của người...20/01/2025 18:32:25Hãng xe Kia thu hồi gần 75.000 xe do lỗi phần mềm
Thương hiệu ô tô Hàn Quốc đang thu hồi gần 75.000 xe do lo ngại về khả năng mất đèn pha và đèn hậu, có thể làm giảm tầm nhìn và tăng nguy cơ...20/01/2025 21:07:09Ngành cao su hướng đến mục tiêu 11 tỷ USD trong năm 2025
(THPL) - Về triển vọng năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu...20/01/2025 18:07:22
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024