02:53 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

S&P Global Ratings: Việt Nam đứng thứ 2 về tốc độ phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19

Phương Anh (tổng hợp) | 10:01 28/09/2020

(THPL) - Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings vừa công bố báo cáo, trong đó dự báo Việt Nam đứng thứ 2 về tốc độ phục hồi kinh tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra.

Theo đó, S&P đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2020 trong bối cảnh thương mại và chi tiêu tiêu dùng tăng.

Cụ thể, theo báo cáo của S&P, tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt mức 1,9% và 11,2% vào năm sau. Dự báo này cao hơn so với mức 1,8% của năm nay và 6,3% trong năm sau Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra cách đây hơn 10 ngày.

Cùng thứ hạng với Việt Nam là Đài Loan (Trung Quốc) với tăng trưởng GDP đạt mức 1% vào năm 2020 và 3% vào năm 2021.

Theo TTXVN, trong khi đó, Trung Quốc đứng thứ nhất khi S&P nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của nước này từ mức 1,2% lên 2,1%, nhưng lại hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 từ mức 7,4% xuống 6,9%.

Việt Nam đứng thứ 2 về tốc độ phục hồi kinh tế sau dịch (ảnh minh họa)

Theo S&P, mức giảm GDP lớn nhất trong số các nước và nền kinh tế ở khu vực là Philippines khi giảm 9,5% vào năm 2020, sau đó phục hồi và đạt mức tăng trưởng 9,6% vào năm 2021.

Tiếp đến là Ấn Độ, nơi có nền kinh tế ước tính suy giảm 9% trong năm 2020, sau đó đạt mức tăng trưởng 10% vào năm 2021.

Báo VTV online cho hay, nhìn chung các nhà phân tích của S&P kỳ vọng rằng GDP của khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ giảm 2% vào năm nay và chuyển sang tăng trưởng 6,9% trong năm sau.

Theo S&P đánh giá, tình hình việc làm sẽ là yếu tố chính quyết định tốc độ phục hồi tăng trưởng của các nền kinh tế. Sớm nhất là vào năm 2022, tỷ lệ việc làm của hầu hết các nền kinh tế sẽ trở lại mức như trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ được thúc đẩy nhờ thương mại và sản xuất, nhưng để có được sự phục hồi hoàn toàn thì lĩnh vực dịch vụ cũng cần hoạt động tốt trở lại.

Phương Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu