Nước sạch ở TP. Sơn La bị dân tố chưa “sạch”
(THPL) - Thông qua mạng xã hội, thời gian gần đây, một số người dân đã lên tiếng phản ánh về hiện tượng nước máy cấp để ăn uống, sinh hoạt hằng ngày tại TP. Sơn La có dấu hiệu đục, bẩn, không đảm bảo vệ sinh; doanh nghiệp cung cấp nước sạch duy trì khoản thu bất hợp lý…
Tin liên quan
- Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
» Nước sạch được áp dụng khung giá mới từ hôm nay (5/8)
» Điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt cho người dân
» Kon Tum: Nhà máy nước sạch hay…nước bẩn?
Ngày 26/9/2022, một tài khoản cá nhân mang tên Nguyễn Thuý Hà đã đăng tải hình ảnh nguồn nước máy với nội dung “Nước máy sinh hoạt của TP. Sơn La, nơi có giá đắt đỏ nhất cả nước và là địa phương duy nhất người tiêu dùng phải chịu phí duy trì đấu nối”. Hình ảnh và nội dung thông tin này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người với hàng trăm lượt bình luận.
Nhiều ý kiến cho rằng, nước máy tại TP. Sơn La có màu trắng đục, có dấu hiệu lẫn nhiều cặn vôi, đôi khi nấu lên rồi nhưng không dám uống... Theo một số người dân, thời gian qua, các hộ gia đình đã phải mất khá nhiều chi phí để bảo dưỡng và thay mới lõi lọc hằng tháng khi sử dụng hệ thống lọc nước.
Bên cạnh việc phàn nàn về chất lượng nguồn nước, nhiều ý kiến khác cũng tỏ ra khá bất bình với việc phía đơn vị cung cấp nước sạch (Công ty CP Cấp nước Sơn La - PV) thu chi phí duy trì đấu nối. Cụ thể, các hộ gia đình, kể cả hộ dân không dùng nước, vẫn phải đều đặn trả 12.000 đồng/tháng. Điều này, theo nhiều người là rất vô lí.
Để có cái nhìn khách quan, đa chiều về vụ việc, PV Thương hiệu và Pháp luật đã có buổi trao đổi, làm việc với đại diện Ban Giám đốc Công ty CP Cấp nước Sơn La.
Theo ông Phạm Ngọc Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Sơn La thì đến thời điểm hiện tại đơn vị chưa tiếp nhận bất cứ đơn thư, phản ánh trực tiếp nào từ phía khách hàng. Nguồn thông tin trên do một cá nhân đưa lên mạng xã hội nhưng đó cũng không phải nguồn tin gốc.
Liên quan đến chất lượng nguồn nước, phía đơn vị này khẳng định, ngoài sự cố mất nước do chế biến cà phê thời điểm năm 2017, những năm gần đây không ghi nhận thêm bất cứ sự cố nào. Về chất lượng nguồn nước, ngoài quy trình tự kiểm tra, đánh giá hằng ngày, hằng tháng, hằng quý…, công ty cũng chịu sự giám sát, kiểm tra, đánh giá của các cơ quan chức năng.
Về vấn đề thu phí duy trì đấu nối, đại diện công ty này cho rằng, điều này căn cứ vào công văn phản hồi ý kiến của Bộ Xây dựng (công văn 2398/BXD-KTXD) và Quyết định số 1557/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của UBND tỉnh Sơn La (Quyết định về việc quy định giá bán nước sạch phục vụ sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La).
Theo tìm hiểu của PV, tình trạng nước sạch tại TP. Sơn La và một số khu vực lân cận thời gian qua ghi nhận một số sự cố ô nhiễm do quá trình chế biến cà phê của các cơ sở trên địa bàn, cụ thể vào các năm 2017, 2019, 2020. Trong đó, trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ngày 5/12/2020, UBND tỉnh Sơn La đã phải ban hành văn bản số 3286/UBND-KT về việc khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước của nhà máy nước TP. Sơn La.
Liên quan đến chi phí duy trì đấu nối, theo ý kiến Bộ Xây dựng: “Chi phí duy trì đấu nối là một khoản mục thuộc chi phí bán hàng, được tính vào tổng chí phí sản xuất, kinh doanh, được hạch toán vào giá thành 1m3 nước sạch và là căn cứ để xác định giá tiêu thụ nước sạch. Theo đó, nếu chi phí duy trì đấu nối chưa được tính trong giá thành 1m3 nước sạch (hoặc không cấu thành trong giá bán), thì phương án thu và mức thu để bù đắp chi phí duy trì đấu nối do UBND tỉnh quy định, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế sử dụng nước tại địa phương.
Đối với Sơn La, tại Quyết định số 1557/QĐ-UBND, giá bán nước sạch tại đây được căn cứ tại 2 khoản. Khoản 1 là tiền thu theo khối lượng thực tế qua đồng hồ, với mức giá từ 5.300 đồng - 11.100 đồng, tuỳ theo đối tượng, vùng 1, vùng 2 hay ở khu vực huyện. Khoản 2 là các khoản thu thông qua hoá đơn thu tiền nước, gồm: tiền thu chi phí duy trì đấu nối đối với tất cả khách hàng dùng nước; thu theo mức giá bán nước sạch tại từng vùng, giá trị tương đương 01m3 nước/hộ khách hàng/ tháng. Giá dịch vụ thoát nước theo quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 10/5/2016 của UBND tỉnh Sơn La.
Đối chiếu với quy định nêu trên, việc tách để thu riêng tiền đấu nối 12.000 đồng/tháng đối với tất cả các hộ, đặc biệt cả các hộ không dùng nước có phần chưa bám sát vào nội dung quyết định.
Theo Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021, khung giá nước sạch được quy định theo giá tối thiểu và giá tối đa; là giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Theo đó, với đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, giá nước sạch tối thiểu là 3.500 đồng/m3; tối đa 18.000 đồng/m3; đối với đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, giá nước sạch tối thiểu là 3.000 đồng/m3; tối đa là 15.000 đồng/m3; riêng đối với Khu vực nông thôn, giá nước sạch tối thiểu là 2.000 đồng/m3, tối đa là 11.000 đồng/m3.
Giá bán lẻ nước sạch bình quân do Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định phải đảm bảo phù hợp với khung giá nước sạch quy định tại Thông tư này.
Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng nước được quy định tại Điều 55 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP. Theo đó, khách hàng sử dụng nước có các quyền sau: Được cung cấp đầy đủ, kịp thời về số lượng, bảo đảm về chất lượng dịch vụ đã nêu trong hợp đồng; Yêu cầu đơn vị cấp nước kịp thời khôi phục việc cấp nước khi có sự cố; Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin về hoạt động cấp nước; Được bồi thường thiệt hại do đơn vị cấp nước gây ra theo quy định của pháp luật; Yêu cầu đơn vị cấp nước kiểm tra chất lượng dịch vụ, tính chính xác của thiết bị đo đếm, số tiền nước phải thanh toán; Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về cấp nước của đơn vị cấp nước hoặc các bên có liên quan; Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, đã đến lúc các hộ gia đình dùng nước sạch của Công ty CP Cấp nước Sơn La cần phản ánh trực tiếp bằng đơn từ, thư mail… đến đơn vị cung cấp nước hay các cơ quan chức năng khi gặp các sự cố về chất lượng nước sạch; cũng có thể đem mẫu nước đi kiểm tra, phân tích tại đơn vị dịch vụ độc lập khi nghi ngờ về chất lượng nguồn nước; đồng thời gửi đơn khiếu nại, tố cáo lên cơ quan chức năng nếu thấy phía doanh nghiệp cung cấp nước đang có dấu hiệu thu sai khoản tiền, tính sai khối lượng nước hằng tháng mà hộ gia đình mình sử dụng…
Lâm Tới (T/h)
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- nước vĩnh hảo 20 lít
- Sản phẩm Nước Suối Ly Aqualife 230ml
- TCCA viên 200G