12:24 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Nhiều DN chìm trong khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 2

Quốc Cường | 10:33 14/08/2020

(THPL) - Dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã tạo ra cơ hội cho số ít doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khẩu trang, thiết bị y tế. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp còn lại tiếp tục chìm vào khó khăn, phụ thuộc vào diễn biến và kết quả phòng chống, dịch COVID-19.

Đại diện nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng cho biết, dù chỉ tiêu kinh doanh đã được hạ đến mức thấp nhất, để duy trì thương hiệu và hoạt động cầm chừng khi trải qua đợt dịch trước, nhưng với đợt COVID- 19 bùng phát lần 2 cùng diễn biến phức tạp, nhiều chủ nhà hàng vẫn chưa thể lên được kế hoạch hoạt động tiếp theo.

Bán hàng online được nói đến như một hướng cho dịch vụ ăn uống, nhưng phần lớn chỉ có lợi cho dịch vụ đồ ăn vặt, món lạ, còn phân khúc dịch vụ đầu tư lớn, thuê mặt bằng, xây dựng nhà hàng, phục vụ lượng khách lớn cùng nhu cầu ẩm thực của số đông, phổ thông thì không thể áp dụng cách đó. Tất cả hầu như chỉ có thể chờ đợi diễn biến kết quả dập dịch và nhịp sống của đa số người dân được trở lại bình thường.

 Sản xuất khẩu trang cũng làm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp dệt may

Không riêng dịch vụ ăn uống hay du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp không tìm được hướng thay đổi chiến lược kinh doanh, mà những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, có đơn hàng với các đối tác tại những vùng dịch Đà Nẵng, Quảng Nam, cũng đang gặp nhiều khó khăn với hàng loạt đơn hàng bị hủy, do dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát trở lại.

Hiện tại, cơ hội hoạt động duy nhất có lẽ chỉ dành cho một số ít doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khẩu trang, thiết bị y tế, dịch bùng phát lần 2, khiến thị trường thiết bị phòng dịch sôi động trở lại, với mức giá được tăng cao, mang đến cơ hội chuyển dịch sản xuất sang các mặt hàng như khẩu trang, đồ bảo hộ y tế.

Theo thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn gần như đã trở lại bình thường với nhiều đơn hàng truyền thống. nhưng ngay khi dịch trở lại, ngoài việc đảm bảo đơn hàng truyền thống, các đơn vị đã và đang cố gắng tăng cường hoạt động, để đảm bảo kế hoạch cung ứng khẩu trang khi các đơn hàng về phòng chống dịch bắt đầu có dấu hiệu tăng lên.

Tuy nhiên, do các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn, trong khi nhu cầu lớn nhất lại là khẩu trang y tế nên thời gian này phải sắp xếp lại dây chuyền, nguyên liệu, Đại diện Vinatex cho rằng, dịch bệnh có thể gây khó khăn cho các đơn hàng xuất khẩu, nửa cuối năm 2020, doanh nghiệp dệt may cần bù đắp sự thiếu hụt đó bằng cách đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, dù chỉ chiếm 10% năng lực, nhưng việc tăng tốc sản xuất khẩu trang phòng dịch cũng phần nào giảm căng thẳng đáng kể cho doanh nghiệp trong bối cảnh chung toàn cầu.

Quan sát ở tầm rộng hơn, vẫn có những tín hiệu đáng mừng là phần lớn truyền thông quốc tế, cũng như những trang tin kinh tế chuyên ngành toàn cầu, đến thời điểm này (ngay cả khi dịch COVID-19 đã bùng phát trở lại Việt Nam), đa số vẫn luôn tin tưởng vào khả năng phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới Jacques Morisset nhận định, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn nhiều u ám, Việt Nam nổi lên như là một ngoại lệ nhờ thành công trong việc kiểm soát và xử lý dịch bệnh, kinh tế Việt Nam dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19 vẫn chịu đựng tốt, sẽ phục hồi và là quốc gia có tăng trưởng đứng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu