Làng nghề truyền thống Việt: Sức sống “bền bỉ” trong đại dịch Covid-19
(THPL) - Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các làng nghề truyền thống tại Hà Nội chịu không ít tác động. Thế nhưng, dù khó khăn muôn trùng, những nghệ nhân làng nghề vẫn miệt mài hàng ngày, hàng giờ tìm kiếm một đòn bẩy, vực dậy ngành nghề truyền thống trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Làng nghề tơ tằm Vọng Nguyệt: Ngàn năm vẫn gìn giữ và phát triển nghề
» Giò chả Ước Lễ - “báu vật” của một làng nghề truyền thống
Ảnh hường từ dịch bệnh COVID-19 kéo dài
Trong những ngày cao điểm của Hà Nội hạn chế tối đa việc đi lại do dịch bệnh, thì tại làng gốm Bát Tràng hầu hết các gian hàng dọc hai bên đường và trong chợ đều vắng tanh. Thậm chí, nhiều gian hàng đóng cửa, chỉ có một vài gian hàng cầm cự để giữ mối thì tập trung chủ yếu vào việc bán hàng online.
Chị Vân - chủ một cơ sở sản xuất gốm tại làng Bát Tràng cho biết: “Nhiều đơn hàng tại xưởng đã đặt phải hủy, có đơn tạm hoãn, hàng đành để trong kho, hàng không đi, tiền không về nên khó khăn hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của cá nhân, gia đình và xã hội nên chúng tôi cũng ý thức được việc khó khăn trong thời gian này là điều tất yếu”…
Hoạt động kinh doanh tại Bát Tràng thường sôi động nhất là 3 tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm. Dịch Covid-19 kéo dài không chỉ khiến hoạt động giao thương tại đây gần như ngưng trệ, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức sản xuất của các cơ sở. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, các đầu mối bán hàng trong nước giao dịch rất chậm, những đơn đặt hàng từ nước ngoài thì bị chững lại.
Không chỉ riêng Bát Tràng, hầu hết các làng nghề truyền thống tại Hà Nội đều không thoát khỏi “bóng đen” của dịch bệnh. Làng nghề mây tre đan Phú Vinh - Chương Mỹ vốn được biết đến là làng nghề nổi tiếng tại Hà Nội cũng như trong cả nước, với các sản phẩm gia dụng và thủ công mỹ nghệ.
Nếu như trước kia, làng nghề Phú Vinh hoạt động sôi động ngày đêm với các đơn hàng phục vụ trong nước, xuất khẩu thì khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, làng nghề rơi vào tình trạng sản xuất đình trệ. Các đối tác ngừng nhập hàng, hàng sản xuất ra phải lưu kho, nên đa phần các cơ sở sản xuất phải tạm đóng cửa.
Cũng theo nghệ nhân Nguyễn Phương Quang từng chia sẻ: “Trong khi cả nước đang thực hiện cách ly xã hội, việc sản xuất cũng không thể tập trung ở nhà xưởng như trước, mà phải đưa về các gia đình người lao động để làm”…
Nhận định về vấn đề này, ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhấn mạnh: Dịch bệnh tác động không chỉ các làng nghề truyền thống phải chịu mà cả xã hội đều bị ảnh hưởng. Riêng đối với dịch bệnh lần này, làng nghề cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, nhất là trong quá trình trao đổi, vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài nhưng họ cũng từng bước chuyển đổi tập trung tiêu thụ trong nước.
Vì chủ yếu là sản xuất các sản phẩm thủ công, rất được các đối tác nước ngoài ưa chuộng, do đó, việc hạn chế giao lưu trao đổi hàng hóa cũng ít nhiều gây cản trở. Thực tế, cũng có đơn vị gặp khó khăn, bố trí lực lượng không phù hợp, giúp trả lương cũng khó, nên phải từng bước khắc phục từ từ…
Có thể thấy, khó khăn khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại chính là thực trạng chung của các làng nghề trên địa bàn Hà Nội trong thời điểm hiện nay. Với hơn 1.300 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề tham gia xuất khẩu hàng hóa thì đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng lớn đến sản xuất, doanh thu, mà còn ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm nghìn lao động nông thôn.
Theo khảo sát, một số làng nghề khác của Hà Nội như làng dệt Phùng Xá, làng thêu Quất Động… cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh. Các làng nghề vốn đã có những khó khăn nội tại riêng, về công nghệ sản xuất, nguyên liệu đầu vào, thị trường đầu ra… thì dịch Covid-19 trở lại lại làm các làng nghề càng khó hơn, đòi hỏi phải có những “cú hích” tạo sự chuyển biến tích cực trong bối cảnh mới.
Sức sống “bền bỉ” của các làng nghề Việt
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng những nghệ nhân tại các làng nghề truyền thống vẫn miệt mài hàng ngày, hàng giờ để hoàn thiện sản phẩm, tìm cách vực dậy ngành nghề trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Một số hộ sản xuất tại các làng nghề đã bắt đầu chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến. Các thành viên trong gia đình thường xuyên chia sẻ các mặt hàng mà chính họ làm ra, chào bán trên các nhóm và nhờ các thành viên trong nhóm kết nối với người mua có nhu cầu. Nhờ đó, mà nhiều mặt hàng được tiếp cận với người mua thông qua hình ảnh và được giao hàng tận nhà giá thành rẻ hơn.
Đặc biệt, đứng trước khó khăn nhiều thợ lành nghề tại các làng nghề còn tính đến phương án cải tiến sản phẩm, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thay vì sản xuất các sản phẩm cao cấp để xuất khẩu như trước, các xưởng quay về với sản phẩm bình dân như bình, cốc, ống hút bằng sứ để bảo vệ môi trường.
Anh Nguyễn Hữu Tuấn - Chủ một cơ sở sản xuất tại Bát Tràng chia sẻ: “Các sản phẩm thân thiện với môi trường như gốm sứ được người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay ưa chuộng, lựa chọn trong thời gian gần đây. Nhờ tạo hình bắt mắt, lại đúng xu hướng, được trang trí và in các câu tuyên truyền, khẩu hiệu chống Covid-19, sản phẩm của chúng tôi bán rất chạy…”.
Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: Làng nghề có sức sống bền bì, vượt qua thách thức, đơn cử dù thiên tai khắc nghiệt nhưng làng nghề cũng chứng minh tính linh hoạt của mình ở “mùa nào sản phẩm ấy”. Trong bối cảnh hiện nay, yếu tố quan trọng hàng đầu hiện chính là ứng dụng công nghệ cùng với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa để có hướng đi thích hợp, hiệu quả bền vững.
Thời gian qua, Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nói chung và tại các làng nghề trên cả nước nói riêng. Bên cạnh đó, các bộ ngành, sáng kiến thành lập nhóm và bán hàng qua mạng xuất hiện tại các làng nghề cho thấy những nỗ lực vực dậy làng nghề thời Covid-19 đang rất được Nhà nước và các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người dân làng nghề quan tâm. Hy vọng, doanh nghiệp và người dân làng nghề luôn năng động, nỗ lực vượt khó trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Huyền Chi
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt