17:00 ngày 10/10/2024 | HOTLINE : 094.210.6666 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Làng nghề hoa cây cảnh Phù Đổng: Mang màu xanh làm đẹp cho đời

07:36 12/12/2020

(THPL) - Nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm, làng nghề hoa cây cảnh Phù Đổng là một vùng đất cổ trong hành lang “tam Cổ” (Cổ Loa, Cổ Pháp, Cổ Bi). Đến với làng nghề Phù Đổng, không khó để tìm thấy những biệt thự mini được trang hoàng lộng lẫy, bên trong lại tiện nghi, sang trọng. Mặc dù cái thời "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" đã qua nhưng nhiều người dân nơi đây vẫn chưa thể quên được bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời họ: Đó là khi họ bén duyên với nghề trồng hoa cây cảnh.

Nhắc tới Phù Đổng quê hương của Thánh Gióng - một trong “tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tại đây, hiện còn lưu giữ hệ thống di tích liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng với 10 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng, gồm: Di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng, đền Thượng, đền Hạ, miếu Ban, đình Hạ Mã, bãi Soi Bia...

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng được biết: Cách đây khoảng hơn 20 năm, ban đầu làng nghề trồng hoa, cây cảnh Phù Đổng chỉ có vài hộ.

Tuy nhiên, nhờ vào sự khéo léo của bàn tay, khối óc con người cùng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp nên nghề trồng hoa, cây cảnh ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính với khoảng 75% số hộ dân trong xã theo nghề. Đặc biệt, chính cái nghề này đã giúp không ít người dân “chân lấm, tay bùn” bỗng chốc trở thành tỷ phú nhờ sản xuất và kinh doanh cây cảnh.

Nghề trồng hoa, cây cảnh ở Phù Đổng ngày càng phát triển...
... Và trở thành nghề chính với khoảng 75% số hộ dân trong xã theo nghề.
Mỗi ngày, ở Phù Đổng có hàng chục người tới hỏi mua cây cảnh...

Tiếp tục hỏi thăm các nghệ nhân cây cảnh trong làng, chúng tôi được biết: Cây cảnh Phù Đổng có rất nhiều loại nhưng chủ yếu có năm nhóm chính: Nhóm cây thế - thân mộc (như sung, si, lộc vừng), nhóm cây chơi lá (như cau vua, trúc..), nhóm cây thế – thân lá, nhóm cây thân thảo và nhóm lan (phong lan, địa lan).

Cây cảnh Phù Đổng đang có mặt ở khắp nơi trong nước từ Bắc chí Nam, thậm chí còn xuất sang các nước trong khu vực Đông Năm Á. Mỗi ngày ở Phù Đổng có hàng chục người tới hỏi mua cây cảnh, đồng thời trong làng cũng có khoảng 50 người chở cây cảnh đi các nơi giao bán.

Cũng trong câu chuyện với các nghệ nhân cây cảnh tại làng nghề Phù Đổng, chúng tôi nhớ lại câu chuyện với nghệ nhân Nguyễn Văn Khuyến (thôn Đổng Viên, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi gốc cây cảnh trong vườn sinh thái nhà tôi giống như những đứa con tinh thần chứ không phải đơn thuần là cây cối vô tri vô giác. Để có được vườn cây cảnh như ngày hôm nay bản thân tôi đã phải vật lộn nhiều năm, có lúc phải đánh đổi cả gia tài, mồ hôi và máu”…

Nghệ nhân Nguyễn Văn Khuyến đang tỉ mỉ bên "người bạn" cây cảnh

Những ngày cuối năm, đến thăm làng Phù Đổng không khó để bắt gặp không gian xanh với bát ngát những vườn hoa sắc thắm, cây cảnh, cây thế, bonsai chen nhau nối liền từ trong làng ra tới tận chân đê. Màu xanh của cây, sắc màu của các loại hoa như làm tan biến đi những lo toan của cuộc sống thường ngày. Và có lẽ, cũng chính những sắc xanh này không chỉ làm đẹp cho khung cảnh làng quê, mà còn tạo ra những sản phẩm, cây cảnh đem lại giá trị kinh tế cao và những tác phẩm nghệ thuật cây cảnh mang đậm nét văn hóa của làng nghề truyền thống Phù Đổng.

Từ ngày 11 - 12/12, tại xã Phù Đổng, UBND huyện Gia Lâm tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Lễ hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2010 – 2020); đón nhận Quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và Quyết định công nhận làng nghề hoa giấy Phù Đổng; khánh thành dự án tu bổ, tôn tạo Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng.

Bên cạnh phần lễ, UBND huyện Gia Lâm còn tổ chức phần hội để toàn thể Nhân dân và du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng, bao gồm: Trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm văn hóa du lịch từ các làng nghề nổi tiếng như hoa cây cảnh (xã Phù Đổng), rau an toàn (xã Văn Đức, Đặng Xá), gốm sứ (xã Kim Lan, Bát Tràng), thuốc dược liệu (xã Ninh Hiệp), bún bánh (xã Yên Viên)... Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống như hát tuồng, quan họ, múa rối nước, múa Ải lao; các hoạt động thể dục thể thao quần chúng.

Đại Thuỷ

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu