Nghệ nhân Phạm Văn Vang - Người hồi sinh thương hiệu gốm cổ Bồ Bát nghìn năm tuổi
(THPL) – Xót xa khi gốm Bồ Bát vốn nổi danh cả ngàn năm trước bị mai một, thất truyền, bằng tấm lòng yêu nghề và nỗ lực tuyệt vời, anh Phạm Văn Vang, người con của Bồ Bát đã khiến thương hiệu gốm Bát Bồ được hồi sinh và tỏa sáng.
Tin liên quan
Chuyên gia tư vấn thương hiệu Danny Võ: Hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu - lối đi cho mọi doanh nghiệp
Nghệ nhân Hoàng Ngọc Minh: Xây dựng thương hiệu nơi ‘đầy nắng gió và bụi đỏ’
CEO Hoàng Thanh Tâm, TGĐ ISD Việt Nam: Sự mềm mại dần thay thế bằng bản lĩnh trên thương trường
Hoa hậu doanh nhân Huyền Minh - Người truyền cảm hứng cho phụ nữ
Nghệ nhân Dương Chánh Đại: "Bạn chỉ thành công khi bạn dám hành động..."
» Lấp lánh ngàn năm tơ tằm Vọng Nguyệt
» Khảm trai Chuôn Ngọ - Ngàn năm tỏa sáng tinh hoa văn hóa dân tộc
» Tàu thủy sắt tây - đồ chơi "công nghệ" độc đáo Made in Việt Nam
Năm 2008, lần đầu tiên gốm Bồ Bát (làng Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) được giới thiệu tại triển lãm tại Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên về dòng gốm có lịch sử hơn 3000 năm, sở hữu kỹ thuật độc đáo lại bị thất truyền đến cả ngàn năm.
Theo sử sách và kết quả khảo cổ học cho thấy, Bồ Bát chính là nơi khởi nguồn của gốm Bát Tràng danh tiếng hiện nay. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, những nghệ nhân giỏi của làng gốm Bố Bát đã theo triều đình về Thăng Long, định cư ở vùng ven sông Hồng - nơi có vùng đất sét tốt để sản xuất gốm sứ và tạo dựng làng gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng. Sau khi những người thợ gốm rời làng, nghề gốm Bồ Bát dần dần thất truyền và tàn lụi.
Ở đình làng Bát Tràng hiện vẫn còn đôi câu đối ghi dấu việc chuyển cư này: "Bồ di thủ nghệ khai Đình vũ - Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần. (Có nghĩa: Đem nghề nghiệp từ làng Bồ Bát ra đây để xây dựng đình miếu - Lòng dân thành kính tựa hương lan, dâng lên cúng thánh thần).

Thật may mắn, sau ngàn năm mai một, gốm Bồ Bát đang được hồi sinh bởi những bàn tay tài hoa của nghệ nhân làng nghề gốm cổ xưa. Nghệ nhân đầu tiên làm sống lại nghề gốm Bồ Bát chính là anh Phạm Văn Vang, sinh năm 1981, một người con của quê hương.

Anh Vang kể lại, khi anh còn học phổ thông, anh tìm hiểu về lịch sử quê hương mình và được biết, gốm Bồ Bát có lịch sử khoảng 3500 năm. Gốm Bồ Bát là gốm vuốt tay, mỗi sản phẩm sẽ là độc bản được làm trên sắc men xanh cổ trong và sâu, là dòng men cực quý hiếm. Xót xa nghề quý bị thời gian chôn vùi, anh Vang đau đáu muốn khôi phục nghề của tổ tiên xưa.
Năm 2002, khi vừa tốt nghiệp phổ thông trung học, anh Vang khăn gói ra Bát Tràng, xin làm thuê ở một xưởng gốm để học nghề. Anh đặc biệt chú trọng học vẽ các họa tiết tranh cổ và nghiên cứu, tạo nên những sản phẩm đặc trưng của gốm Bồ Bát.

Năm 2005, khi đã thành nghề, anh Vang trở về làng bắt đầu nhào nặn mẻ đất sét Yên Thành đầu tiên. Làm được sản phẩm đã khó, tìm đầu ra cho sản phẩm cũng chật vật chả kém. Nhưng khó khăn càng khiến ngọn lửa quyết tâm trong anh Vang bùng cháy. Lặn lội tiếp thị từ Bắc vào Nam, nhận được bao nhiêu cái lắc đầu từ chối, rồi cũng đến lúc gốm Bồ Bát tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Sản phẩm gốm tinh xảo, độc đáo, mẫu mã ngày càng đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, vì vậy, từ lò gốm nhỏ, hiện anh Vang đã mở rộng xưởng trên diện tích hơn 5000 m2. Hơn 20 công nhân, mỗi ngày nhào nặn, gọt, vẽ gốm, các sản phẩm bình lọ, bát đĩa, ấm chén... và sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng.
Niềm đam mê gốm luôn cháy bỏng, sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, anh Vang đã tìm ra 2 loại men là men màu đất và men sắc trắng, được đánh giá rất cao về chất lượng.
Gốm Bồ Bát được ưa chuộng bởi men sâu và mịn, độ bền cơ học tốt, mỏng mà độ cứng cao do được nung ở nhiệt độ 3000 độ C, gốm không có nồng độ chì, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng, các đường nét hoa văn mang đậm dấu ấn riêng của vùng đất danh thắng cố đô Hoa Lư.
Sản phẩm gốm sứ Bồ Bát không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường như Nga, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản...
Nỗ lực không mệt mỏi của anh Vang được đền đáp xứng đáng khi gốm Bồ Bát được hồi sinh, phát triển, trở thành thương hiệu gốm nổi danh, cạnh tranh với các thương hiệu gốm trong và ngoài nước. Năm 2010, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng này được tỉnh Ninh Bình chọn đi dự hội chợ triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội” chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đặc biệt năm 2015, sản phẩm gốm Bồ Bát được Bộ Công thương vinh danh trong Lễ công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2015.

Năm 2014, UBND tỉnh Ninh Bình đã cấp bằng công nhận gốm Bồ Bát là làng nghề truyền thống của tỉnh.
Năm 2015, anh Vang được nhận giải thưởng Sáng kiến cấp tỉnh.
Năm 2016, anh được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ nhân ưu tú, được công nhận là Nghệ nhân quốc gia.
Nghệ nhân Phạm Văn Vang - Giám đốc Công ty TNHH Bảo tồn và Phát triển gốm Bồ Bát tâm sự: "Phát triển làng nghề, tôi muốn gửi gắm tâm tư, tình yêu nghề của cha ông vào sản phẩm hơn là đơn thuần làm thương mại. Vì vậy, dù công việc điều hành sản xuất, kinh doanh bận bịu nhưng tôi không quên ưu tiên thời gian hướng dẫn, chỉ dạy tinh hoa nghề gốm cho công nhân và những người thợ trong làng để nghề quý của cha ông được gìn giữ và phát huy. Bởi lẽ, khi thổi được ngọn lửa đam mê, tình yêu nghề gốm vào thế hệ đi sau và ngọn lửa ấy được trao truyền qua các thế hệ thì mới có thể khiến nghề được tỏa sáng bền lâu".
Thảo Nguyên
Tin khác
Giá xăng dầu tăng mạnh từ 15h chiều nay (25/2)
Tập đoàn Đất Xanh tài trợ tiêm vắc-xin Covid-19 cho nhân viên và khách hàng
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát hiện, bắt giữ 2 vụ tàng trữ ma túy đá
TP.HCM lắp camera giám sát trong các khu cách ly
Hà Nội: Một bệnh nhân tái dương tính với COVID-19 sau khi xuất viện
TP.HCM: Hơn 400 công nhân chi nhánh Công ty TNHH Asia Garment đình công, đòi quyền lợi
BCG Land và tầm nhìn phát triển song hành cùng cộng đồng
(THPL) - Với phương châm phát triển đi cùng với kiến tạo cộng đồng địa phương, BCG Land đang trở thành cái tên sáng giá trên thị trường...25/02/2021 14:07:26Bamboo Airways sẵn sàng vận chuyển vaccine COVID-19
(THPL) - Trong nhiều tháng qua, Bamboo Airways đã tích cực chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của Chính...25/02/2021 14:07:07Thanh Hóa: Chủ tiệm cắt tóc, xăm hình bị đánh tử vong trên đường đi làm về trong đêm
(THPL) - Trên đường đi làm từ huyện Yên Định để về nhà ở xã Thiệu Ngọc huyện Thiệu Hóa, khi đi đến cầu Lịm, xã Định Tăng, huyện...25/02/2021 11:46:12Cen Land (CRE) đặt mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ đồng năm 2021 tăng trưởng 89%
(THPL)-Năm 2021, Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land – CRE) đặt mục tiêu doanh thu đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 89% so với năm 2020. Lợi...25/02/2021 11:46:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
DOJI sẵn sàng cho “Ngày hội Vàng – Gold Festval 2021”
(THPL) - Dịp Thần Tài năm 2021 rơi đúng vào thời điểm dịch Covid có những diễn biến phức tạp. DOJI đã chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp phòng dịch an toàn để người dân trải nghiệm mua sắm an toàn, hoàn thành ước nguyện cầu may trong “Ngày hội Vàng” tại Hệ thống gần 200 trung tâm, điểm bán của DOJI và Thế Giới Kim Cương trên toàn quốc vào ngày 20-21/2 tức Mùng 9, Mùng 10 Tháng Giêng Âm lịch. - Tết này giới trẻ nghĩ khác: ‘Lì xì online còn được thì tại sao hái lộc...
- VPBank triển khai chiến dịch đặc biệt “Tết cách ly – Không cách lòng”
- Tại sao BĐS đô thị Phú Quốc sẽ là tâm điểm đầu tư năm 2021?
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Nghệ nhân Hoàng Ngọc Minh: Xây dựng thương hiệu nơi ‘đầy nắng gió và bụi đỏ’
(THPL) – Với gần 30 năm xây dựng và phát triển, Thương hiệu Vàng Vĩnh Thạnh 2 đã khẳng định vị trí của mình tại tỉnh Gia Lai cũng như một số tỉnh, thành phố khác trong khu vực. - Bamboo Airways lãi trước thuế 400 tỷ đồng, thuộc số ít hãng bay trên thế...
- LienVietPostBank và Thaiholdings trao tặng 21 tỷ đồng cho Quỹ mua vaccine ngừa...
- Masan Group hoàn thành mục tiêu tài chính năm 2020