Làng nghề dệt chiếu Hới: Nơi dệt nên những chiếc chiếu lâu đời nhất Việt Nam
(THPL) - Từ lâu, chiếu làng Hới (thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ riêng của một địa phương, mà còn là sản phẩm đặc trưng của quê lúa Thái Bình. Ngày nay, chiếu Hới ngày càng phát triển dù phải cạnh tranh với rất nhiều những thương hiệu khác. Tuy nhiên, với kỹ thuật luôn được cải tiến về khung dệt, kỹ thuật chế biến cói và dệt các loại chiếu vừa cao, vừa độc đáo, các nghệ nhân làng Hới đã tạo ra những sản phẩm chiếu đặc sắc nổi tiếng.
Tin liên quan
» Làng nghề nón lá Phú Châu: Giữ gìn và phát triển thương hiệu nón lá gần trăm năm tuổi
» Làng lụa Vạn Phúc: Biểu tượng văn hóa khẳng định bản sắc Việt
Vượt qua quãng đường hơn 40 km, từ thành phố Thái Bình qua những con đường nhỏ xuyên qua những cánh đồng lúa chín vàng óng là đến làng Hới, một làng nghề nổi tiếng của tỉnh Thái Bình. Khi đến đây, chúng tôi thực sự bất ngờ khi nghe câu chuyện vị tổ của nghề chiếu Hới.
Theo các cụ trong làng kể lại rằng: Vào thời Tiền Lê - Lý (thế kỷ X-XI), ở làng Hới, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã bắt đầu dệt chiếu, rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Người dân dùng bàn dệt đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu dệt ra không được đẹp và chắc. Theo truyền thuyết, nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Ông là người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng (nay là huyện Hưng Hà), tỉnh Thái Bình, đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi (1481), niên hiệu Hồng Đức thứ 12, đời vua Lê Thánh Tông. Khi đi sứ sang Trung Quốc, qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là "Trạng Chiếu" và lập đền thờ sau khi ông mất- đền thờ Phạm Trạng Nguyên. Theo thời gian, làng Hới là một trong những nơi hội tụ kỹ thuật tinh xảo nhất để làm nên một chiếc chiếu. Từ khung dệt, nguyên liệu cho tới người thợ dệt chiếu, tất cả tạo nên một sản phẩm truyền thống không đâu sánh bằng. Rồi từ làng Hới, nghề dệt chiếu truyền thống được phát triển ra cả nước trải dài từ Bắc vào Nam.


Nguyên liệu chủ yếu được dùng để làm chiếu chính là cói và sợi đay. Đây là 2 loại cây hay được trồng ở những vùng gần sông nước, nơi nhiều phù sa bồi đắp. Thật thuận lợi, làng Hới nằm giữa 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Luộc, rất phù hợp để trồng những loại cây này. Sau đó những loại cây này được thu hoạch và trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ và cẩn thận để có thể đạt yêu cầu về nguyên liệu làm chiếu.
Tùy theo từng loại chiếu cần dệt mà các sợi cói, sợi đay sẽ được nhuộm màu theo từng sản phẩm. Để có thể dệt được một chiếc chiếu đạt yêu cầu thì phải cần đến một đôi tay tỉ mỉ, kinh nghiệm phong phú và những kỹ thuật sáng tạo của người thợ dệt.
Chiếu Hới có rất nhiều loại, có loại chiếu cài hoa, loại lại được làm trơn, loại chiếu sợi xe,... Những người thợ chiếu thường dệt đa dạng những loại hoa văn khác nhau từ bông hoa, chữ thọ, chữ lồng hay vẽ... Trung bình một ngày người dân làng nghề dệt chiếu Hới dệt máy sẽ được làm được 20 đôi chiếu. Năng xuất tăng đáng kể và mức thu nhập của người dân cũng thế tăng lên. Thông thường, thời gian mỗi hộ dân dệt chiếu sẽ vào khoảng 8 tháng, những tháng còn lại thì họ dành cho đồng ruộng.
Theo chia sẻ của chị Hà Thị Hương, thôn Hải Triều, xã Tân Lễ cho biết: “Dệt chiếu thủ công đòi hỏi người dệt phải bỏ nhiều công sức, thời gian. Người dệt chiếu như đưa cả tâm tình của mình vào từng sợi cói, từng động tác dệt chiếu. Một ngày 2 lao động có khi chỉ dệt được 1 - 2 chiếc. Dệt chiếu cói phải là cói được trau kỹ lưỡng, lựa từng sợi mảnh thanh, dẻo dai. Có như thế khi lên tấm, chiếu mới trắng, bóng mượt”
Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của lịch sử song chiếu làng Hới vẫn thế, vẫn bền, vẫn đẹp, nghề dệt chiếu vẫn được người dân giữ gìn, phát triển và hơn cả là những người thợ làng chiếu vẫn đang dệt cả tâm tình của mình để làm nên những chiếc chiếu đẹp cho đời. Đặc biệt, nghề làm chiếu ở xã Tân Lễ đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, mỗi năm làng nghề cung cấp ra thị trường hàng triệu chiếc chiếu. Chiếu Hới đã giúp nhiều gia đình nơi đây có cuộc sống ổn định, phát triển, làng quê dần "thay da đổi thịt".
Huyền Chi
Tin khác
Hà Tĩnh: Tổ chức lễ khánh thành chùa Thanh Lương
Giờ Trái đất 2023: Cả nước tiết kiệm được khoảng 555 triệu đồng
Sữa hạt NutriZabet, TP BVSK Tensicare "nổ" quảng cáo, lừa dối người tiêu dùng
Hà Tĩnh: 3 học sinh tắm biển bị đuối nước và mất tích
Dự báo thời tiết ngày 27/3: Miền Bắc mưa rét, miền Nam nắng nóng oi bức
Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị rút thời gian tại ngũ xuống 12 tháng
Nguồn lực từ đâu để CLB Bóng đá Kon Tum quyết định “chơi lớn”?
THPL: Kon Tum là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, nhưng CLB bóng đá của địa phương này vừa “gây sốc”, khiến dư luận “dậy...26/03/2023 10:40:45Đặc sản rượu ngô men lá Na Hang được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý
(THPL) - Rượu ngô Na Hang thơm say, nồng nàn mà êm dịu, đặc sản của vùng đất Tuyên Quang vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng...26/03/2023 10:08:26Lào Cai: Tạm giữ 1,2 tấn dược liệu nhập lậu
(THPL) - Lô hàng gồm 1200 kg nguyên liệu làm thuốc thảo dược bổ máu, được đóng trong 40 bao tải, trên vỏ bao bì không thể hiện xuất xứ của...26/03/2023 10:14:48Xây dựng và phát triển thương hiệu: Làm gì để khách hàng mua hàng của bạn?
(THPL) - Nhiệm vụ của người bán hàng là làm sao cho người mua hàng cảm thấy có lời, tức lợi ích nhận được cao hơn chi phí bỏ ra, và lời hơn...26/03/2023 10:12:32
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vinfast bàn giao lô xe điện VF 9 đầu tiên vào ngày 27/3/2023
(THPL) - VinFast công bố sẽ chính thức bàn giao mẫu SUV điện cỡ lớn VF 9 đầu tiên cho khách hàng từ ngày 27/3/2023. Lễ bàn giao xe sẽ được tổ chức đồng thời tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và sẽ được triển khai tại tất cả showroom trên toàn quốc trong các ngày tiếp theo. - WinMart/WinMart+: Điểm mua sắm đáng tin cậy của mẹ và bé
- Lienvietpostbank tăng cường bảo mật giao dịch trực tuyến với 3D-Secure 2.0
- Lienvietpostbank: “Mừng sinh nhật – Ring quà chất” với hàng trăm giải...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
JICA trao tặng kỷ niệm chương cống hiến cho Vietcombank
(THPL) - Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Vietcombank, ông Shimizu Akira - Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam đã trao tặng Vietcombank “Kỷ niệm chương cống hiến vì những cống hiến quý báu của Vietcombank cho sự phát triển của cộng đồng và tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản”. - The Asian Banker vinh danh Techcombank là “Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất”
- Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG: Hành trình đưa vẻ đẹp Việt ra...
- Vietcombank là thương hiệu ngân hàng giá trị nhất tại Việt Nam
- nhà máy sản xuất ván tre ép
- Tìm hiểu cơ sở đúc chuông đồng tiếng hay
- Xây Lăng Mộ đá hoa cương đẹp
- gốm sứ