Làng bánh chưng Tranh Khúc hối hả rộn ràng vào vụ Tết
(THPL) – Mỗi dịp Tết đến, làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội lại tất bật với nghề làm bánh chưng truyền thống của mình. Không biết nghề có từ bao giờ, nhưng hiện nay bánh chưng Tranh Khúc đã vươn xa ra cả thị trường quốc tế.
Tin liên quan
Không biết làng nghề có từ bao giờ
Nổi tiếng với nghề làm bánh chưng truyền thống, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, cả làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội lại rộn ràng tất bật với những đơn đặt hàng của mình. Nhà nhà đều tràn ngập sắc xanh của lá dong, mùi thơm của đậu xanh, thịt lợn. Nghề truyền thống làm bánh chưng tại đây đã có từ rất lâu đời. Ông Nguyễn Văn Bảy, năm nay cũng đã ở độ tuổi "thất thập cổ lai hy", cho biết: “Không rõ nghề gói bánh chưng có từ bao giờ, chỉ biết từ đời cụ, đời ông, đời bố đã làm, rồi đến đời tôi cũng làm, con tôi, cháu tôi cũng sinh sống bằng nghề này”.
Hàng năm, mỗi gia đình tại làng cung cấp hàng chục nghìn chiếc bánh chưng ra thị trường. Riêng dịp giáp Tết, mỗi ngày một hộ dân nơi đây sản xuất cả nghìn cái bánh chưng. Trao đổi với PV, Trưởng thôn Tranh Khúc - bà Lý Thị Thiệp cho biết, làng Tranh Khúc có 281 hộ thì hơn 100 hộ làm nghề và sống bằng nghề truyền thống gói bánh chưng. Thời điểm rộn ràng nhất thường bắt đầu từ mùng 10 tháng Chạp cho đến 30 Tết. Vào những dịp này, các đơn hàng dồn dập đến, nhân lực trong làng không đủ nên phải thuê thêm nhân công thời vụ. Mỗi nhà sẽ thuê khoảng 4 - 5 người để phụ làm bánh. Những công nhân này chủ yếu làm những công việc đơn giản như rửa lá dong, phụ gói bánh... còn những công đoạn chính thì phải chính tay những người trong làng thực hiện. Bởi chỉ họ mới biết được cách để làm ra được 1 chiếc bánh chưng ngon và mang đậm thương hiệu làng Tranh Khúc.
Yếu tố đảm bảo vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu
Để làm ra được 1 chiếc bánh chưng ngon, người làng Tranh Khúc làm theo những công đoạn truyền thống cực kỳ tỉ mỉ, cẩn thận. Từ chọn lá dong, rửa sạch, để ráo nước, rồi đến khâu chọn thịt, đồ - nắm đậu, rồi đến vo gạo, gói bánh và luộc. Chất lượng phải luôn được đảm bảo hàng đầu, từ khâu chọn lá, chọn gạo rồi đến chọn đỗ. Gạo đều được đặt từ Hải Hậu, Nam Định đã xát trắng. Đỗ xanh phải to đều và thơm, được mua từ Hưng Yên, Hà Nam. Gạo được vo sạch ráo nước, đỗ được xay vỏ sau đó cho vào nồi đồ cho chín bở đỗ. Lá thì phải là lá dong nếp rừng xanh, rửa bằng nước sạch để khô ráo rồi tước cuống đi.. Những chiếc lá không đủ to, héo, rách đều bị loại, chỉ giữ lại những chiếc lá đều, xanh, lành lặn. Với thịt để làm nhân, bà con phải tìm mua tại những cơ sở uy tín, có kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm, có dấu kiểm dịch của cơ quan chức năng. “Chúng tôi làm nghề truyền thống, sống và tồn tại bằng nghề nên dù có thế nào cũng không thể để khách hàng có bất kỳ phàn nàn gì” – Anh Nguyễn Tuấn Hải, con ông Nguyễn Văn Bảy ở làng Tranh Khúc chia sẻ với PV.
Khi PV hỏi vì sao bánh chưng Tranh Khúc lại nổi tiếng như vậy? Phải chăng làng có bí quyết gì? Anh Hải cười và chỉ tay về hướng ông Bảy: "Có khi bố tôi cũng không biết rõ vì sao, nhưng có lẽ một phần nào đó là do chúng tôi đã gắn bó với nghề từ nhiều đời nay, lớn lên nhờ bánh chưng, tồn tại nhờ bánh chưng, thế nên mỗi khi làm bánh, chúng tôi chỉ tâm niệm 1 điều rằng phải làm sao làm ra được những chiếc bánh ngon và đảm bảo nhất".
Hàng ngày, mỗi gia đình có thể làm đến vài nghìn chiếc bánh. Khác với nhiều nơi, người dân ở đây không gói bánh bằng khuôn mà chỉ gói bằng tay. Họ đã quá quen với công việc gói bánh. Ông Bảy giải thích rằng, nếu bây giờ cho chúng tôi gói bánh bằng khuôn chúng tôi sẽ không thể gói được, vì nó chậm, không được chắc và được đẹp như gói bằng tay. Trước đây, mỗi khi luộc bánh, người làng Tranh Khúc dùng những chiếc nồi nhôm, nồi đồng 50 lít, mỗi lần luộc sẽ được khoảng 20-30 chiếc bánh, nhưng bây giờ với số lượng hàng nghìn chiếc mỗi ngày họ đã “nâng cấp” bằng nồi hơi, nồi điện. Mỗi nồi có thể luộc đến cả nghìn chiếc bánh. Điều đó không những tăng số lượng bánh được luộc, mà còn bảo vệ môi trường. Trước đây, người dân phải luộc bằng củi, bằng than nên thường có khói, mùi than gây ô nhiễm bầu không khí trong làng.
Thương hiệu bánh trưng Tranh Khúc vươn ra thị trường quốc tế
Hiện nay bánh chưng Tranh Khúc có mặt khắp mọi nơi trên cả nước. Riêng tại thị trường Hà Nội, bánh chưng Tranh Khúc chiếm đến 70% thị phần. Không chỉ cung cấp trong nước, hiện nay bánh chưng Tranh Khúc đã được xuất khẩu, phục vụ cho bà con kiều bào đón Tết, cũng như quảng bá văn hóa ẩm thực của nước nhà đến với thị trường quốc tế.
Hiện nay, thương hiệu bánh chưng Tranh Khúc ngày càng nổi tiếng, đã góp phần ổn định kinh tế cho người dân cũng như giúp họ yên tâm gắn bó với nghề. Số lượng đặt hàng ngày càng nhiều. Vào dịp giáp Tết, những người mua buôn quen thuộc cũng như những khách hàng mới sẽ liên hệ để đặt hàng làm những chiếc bánh theo yêu cầu. Thông thường, giá mỗi chiếc bánh chưng sẽ dao động từ 35 đến 80 nghìn đồng.
Anh Hải cho biết: “Tùy theo ý muốn của khách hàng, chúng tôi sẽ làm theo đơn đặt hàng, có thế giá mỗi chiếc bánh chỉ khoảng 30 nghìn, thế nhưng có những người muốn đặt những chiếc bánh cả trăm nghìn chúng tôi đều làm theo ý muốn. Với mỗi giá tiền khác nhau, chất lượng mỗi chiếc bánh cũng sẽ khác nhau. Thế nhưng chúng tôi không bao giờ nhận sản xuất những chiếc bánh không đủ tiêu chuẩn cơ bản”.
Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai không xa. Bởi theo ông Nguyễn Đăng Ngữ, Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Văn Khúc (gồm làng Tranh Khúc và Văn Yên): "Hiện nay, Tranh Khúc đã được UBND thành phố Hà Nội cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống làm bánh chưng, bánh chưng Tranh Khúc cũng đã có logo, mã số, mã vạch, bao bì đã được đăng ký bản quyền. Chính quyền địa phương đang định hướng kết hợp tuyến du lịch sông Hồng với làng nghề nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu bánh chưng Tranh Khúc".
Hoàng Đạt
Tin khác
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
(THPL) - Công ty Cổ Phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận kết quả kinh doanh lũy kế 10 tháng năm 2024 với doanh thu thuần đạt 32.371 tỷ...22/11/2024 21:51:35
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt