Khánh Hoà: Nghi vấn chính quyền lấy đất của dân giao cho doanh nghiệp nhưng... không bồi thường? (Kỳ 1)
(THPL) - Hàng chục hécta đất của người dân đang canh tác ổn định nhiều năm qua, không có tranh chấp với ai nhưng chính quyền sở tại lại thu hồi rồi giao cho doanh nghiệp thực hiện “siêu" các dự án mà không bồi thường?!
Tin liên quan
- Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Tổ hợp căn hộ sở hữu tiện ích cao cấp nhất Linh Đàm đón khách nườm nượp, vì sao?
Thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sunbay Ninh Thuận
» Bắc Từ Liêm: Người dân đua nhau dựng nhà tạm, lều lán kinh doanh trên đất nông nghiệp
» Bảo vệ tòa nhà Charmvit Tower bị “tố” dùng dùi cui đánh người
» Hương Khê - Hà Tĩnh: Xe quá tải băm nát tuyến đường huyết mạch
10 năm “vác" đơn đi kiện
Những ngày đầu năm 2019, chúng tôi tìm về xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) nơi mà nhiều người dân cho là “điểm nóng" về tình trạng khiếu kiện đất đai. Trải qua gần 10 năm đằng đẵng, nhưng giữa người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung, dẫn tới việc người dân ôm đơn đi “cầu cứu" khắp nơi, gây ra tình trạng mất an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã Cam Hải Đông.
Tìm về xóm 2, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa), trò chuyện với chúng tôi, ông Bùi Văn Rớt (62 tuổi), cho biết: “Từ bao đời nay, gia đình tôi sinh sống bằng nghề làm nông, đến năm 1992, tôi có ra khu vực thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông khai hoang diện tích 50.232 m2 đất để canh tác. Sau khi khai hoang diện tích đất trên, tôi tiến hành trồng bắp, dưa hấu, mì... Tuy nhiên, nhận thấy hiệu quả kinh tế của những cây trồng này không cao nên tôi đã chuyển đổi qua nhiều cây trồng khác như: cây keo, cây đào, thanh long...”
“Khi canh tác trên diện tích đất này, tôi cũng chưa có điều kiện kê khai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD). Tuy nhiên, lúc khai hoang và canh tác ổn định cũng không xảy ra tranh chấp với ai và cũng không thấy một cơ quan chức năng nào đến kiểm tra, xử lý", ông Rớt cho biết thêm.
Năm 2007, Công ty đo đạc Địa chính và Công trình thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có mời các hộ dân đang canh tác trên khu vực này ra tiến hành đo vẽ và được xác lập tại Tờ bản đồ Lâm nghiệp số 2 và Sổ mục kê tương ứng thửa đất số 162, diện tích 50.232 m2 và được ông Bùi Văn Rớt đăng kí sử dụng.
Tương tự, gia đình ông Ngô Văn Hinh (61 tuổi), trú tại xã Cam Hải Tây, cũng rất bức xúc: “Ngày 1/4/1993, gia đình tôi có nhận sang nhượng đất của ông Cao Sỹ Tín (trú tại xóm 2, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông) một lô đất tổng diện tích khoảng 10 hécta, tọa lạc tại khu vực Dốc Dứa, xã Cam Hải Đông, với số tiền là một chỉ vàng y".
Sau khi nhận sang nhượng, gia đình ông Hinh tiến hành trồng keo, đào, thanh long, mì, dưa hấu... Khoảng 1-2 năm sau, ông Hinh có giấy viết tay để sang nhượng lại cho ông Nguyễn Văn Tơ khoảng 2 hécta. Cùng thời điểm này, ông Hinh sang nhượng tiếp cho ông Ngô Văn Hảo với diện tích khoảng 5 hécta cũng bằng giấy viết tay. Đến năm 2000, ông Ngô Văn Hinh lại cho con trai mình là ông Ngô Minh Hiệp diện tích 1,5 hécta.
Cũng tại Tờ bản đồ Lâm nghiệp số 2 và Sổ mục kê do công ty đo đạc Địa chính và Công trình thuộc Bộ TN&MT đo đạc năm 2007 thì hộ gia đình ông Ngô Văn Hinh đăng kí sử dụng thửa đất số 164, diện tích m2; ông Ngô Minh Hiệp đăng kí sử dụng thửa đất số 163, diện tích 17.081 m2; ông Nguyễn Văn Tơ đăng kí sử dụng thửa đất số 165, diện tích 21.533 m2; ông Ngô Văn Hảo đăng kí sử dụng thửa đất số 150, diện tích 57.018m2.
“Không đủ cơ sở bồi thường”
Theo tài liệu điều tra của chúng tôi, liên quan đến các hộ dân khiếu kiện có 4 dự án đang thực hiện, bao gồm: Dự án Delta cũ (nay là dự án Nam Hùng); Dự án khu du lịch Liên hiệp Đồi Xanh (nay là dự án Kiến Á); Dự án Gạc Ma và dự án Sovico.
Riêng với dự án Nam Hùng, ngày 3/6/2014, UBND huyện Cam Lâm ban hành thông báo số 152/TB-UBND về chủ trương thu hồi đất để thực hiện công trình: khu trung tâm X5B. Theo đó, diện tích thu hồi là 73.905,3 m2, vị trí, ranh giới thu hồi được xác định theo trích đo bản đồ địa chính khu đất số 136/2014/TĐ.BĐ lập ngày 25/3/2014 được Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa xác nhận ngày 6/5/2014.
Ngày 9/2/2015, UBND huyện Cam Lâm ban hành thông báo số 55/TB-UBND về điều chỉnh nội dung thông báo 152/TB-UBND ngày 3/6/2014 của UBND huyện Cam Lâm. Theo đó, điều chỉnh diện tích và vị trí khu đất thu hồi là 191.558 m2, tại thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm. Vị trí, ranh giới thu hồi được xác định theo Mảnh trích đo địa chính số 653/2014 được Sở TN&MT xác nhận ngày 6/11/2014.
Đến ngày 26/8/2015, UBND huyện Cam Lâm ban hành thông báo số 465/TB-UBND về điều chỉnh nội dung thông báo số 152/TB-UBND ngày 3/6/2014 và thay thế thông báo số 55/TB-UBND ngày 9/2/2015 của UBND huyện Cam Lâm. Theo đó, điều chỉnh diện tích và vị trí thu hồi là 17.553 m2. Vị trí, ranh giới thu hồi được xác định theo Mảnh trích đo địa chính số 157/2015 được Sở TN&MT thẩm định ngày 13/7/2015.
Như vậy, toàn bộ thủ tục kiểm kê, giải tỏa, bồi thường, hỗ trợ dự án Nam Hùng được thực hiện theo nội dung thông báo số 465/TB-UBND ngày 26/8/2015 của UBND huyện Cam Lâm nêu trên và có tính thừa kế liên tục được tính từ thông báo số 152/TB-UBND ngày 3/6/2014 của UBND huyện Cam Lâm đối với vị trí, diện tích, ranh giới, đối tượng sử dụng đất... có liên quan trong vùng dự án.
Liên quan đến đất của 5 hộ dân là: Bà Nguyễn Thị Hòa, ông Ngô Văn Hinh, ông Ngô Văn Hiệp, ông Ngô Văn Hảo và ông Bùi Văn Rớt có đất tại vùng dự án nhưng không được đền bù. Tuy nhiên, những hộ dân khác như: ông Đoàn Anh Tuấn, ông Lê Văn Hiếu, bà Lê Thị Tâm lại được đền bù hàng tỉ đồng tại các dự án này khiến cho người dân bức xúc và ôm đơn đi “cầu cứu" khắp nơi.
Để rộng đường dư luận, phóng viên Thương hiệu và Pháp luật đã tìm đến UBND xã Cam Hải Đông để làm rõ vấn đề. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Khương- Chủ tịch UBND xã Cam Hải Đông, cho biết: “Nguồn gốc đất của 5 hộ dân trên là đất khai hoang do Nhà nước quản lý (UBND xã Cam Hải Đông-PV), trước đây là đất của ban quản lý rừng phòng hộ Cam Ranh. Chính vì vậy, khi có chủ trương thực hiện các dự án thì huyện tiến hành thu hồi đất và không có cơ sở để đền bù đất. Riêng cây trồng trên đất thì UBND xã Cam Hải Đông thống nhất hỗ trợ cho các hộ dân".
Liên quan đến nguồn gốc đất mà các “siêu" dự án đang thực hiện, chính quyền xã Cam Hải Đông khẳng định 5 hộ dân trên “không đủ cơ sở bồi thường", nhưng lý do gì mà nhiều hộ dân khác lại được bồi thường trên đất rừng phòng hộ ven biển. Liệu rằng có uẩn khúc trong sự việc trên?
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục đi tìm sự thật trong phóng sự điều tra tiếp theo: “Siêu" dự án khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh-Kỳ 2: Đền bù trên đất rừng phòng hộ ven biển.
Thiên Phong-Hải Nguyễn
Tin khác
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 25/11: Nhẫn trơn vượt 86 triệu/lượng, USD tăng tiếp
-
Tháng 12 lên núi Bà Đen lễ tạ, đi chợ lá, tham dự tuần văn hóa Việt Nhật
-
Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
-
Dự báo thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
HoREA đề nghị ưu tiên thí điểm mở rộng đất làm dự án nhà thương mại với chủ đầu tư làm phân khúc bình dân để thị trường phát...24/11/2024 15:23:26Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Giá gạo Việt Nam giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn, dù gạo Ấn Độ quay lại thị trường.24/11/2024 15:27:21Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Sở Y tế Hà Nội tiến hành kiểm tra 52 vụ liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, xử phạt 22 vụ vi phạm, với tổng số tiền...24/11/2024 15:15:09Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
TPHCM dẫn đầu khu vực phía Nam về số ca mắc sốt xuất huyết, đã ghi nhận một ca tử vong.24/11/2024 15:11:57
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
Nguyễn Đức Thành
Em cũng là một trong những người dân có đất ở Cam Hải Đông bị đền bù không thỏa đáng mà không biết kêu cứu ai. Cho em xin liên hệ với tác giả bài này được không ạ? Số của em 0929201404. Em xin cảm ơn ạ