Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Vì sao vi phạm trật tự xây dựng tại xã Minh Phú chưa được giải quyết dứt điểm?
(THPL) - Người dân xã Minh Phú phản ánh, cho dù đất được quy hoạch là đất quốc phòng, thế nhưng trước dấu hiệu buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, các hộ dân vẫn dễ dàng san gạt, hạ cốt nền, xây dựng trái phép?
Tin liên quan
- Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Tổ hợp căn hộ sở hữu tiện ích cao cấp nhất Linh Đàm đón khách nườm nượp, vì sao?
Thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sunbay Ninh Thuận
MIKGroup phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature
» Thường Tín, Hà Nội: Bao giờ UBND xã Văn Tự mới quyết liệt vào cuộc xử lý vi phạm đất đai?
» Mê Linh - Hà Nội: Vi phạm đất đai làm náo loạn trật tự văn minh đô thị
Vô tư rao bán đất, thi công công trình trái phép?
Theo phản ánh, thời gian qua tình trạng vi phạm trong quản lý sử dụng đất, xây dựng trái phép trên địa bàn huyện Sóc Sơn (Hà Nội) diễn ra hết sức phức tạp nhưng không được chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý dứt điểm. Hơn nữa, có dấu hiệu của việc mua bán, chuyển nhượng, xây dựng trái phép trên đất rừng, đất đã quy hoạch là đất quốc phòng, xây dựng tràn lan trên đất nông nghiệp,...
Ghi nhận thực tế của PV tại nhiều khu vực thuộc xã Minh Phú cho thấy, có nhiều tổ hợp công trình được xây dựng trên đất quy hoạch là đất rừng, đất quốc phòng.
Đơn cử, tại thôn Phú Ninh, xã Minh Phú, tình trạng rao bán đất nằm trong quy hoạch đất quốc phòng diễn ra công khai và việc xây dựng trái phép luôn nhức nhối thời gian qua. Theo tìm hiểu, khu vực thôn Phú Ninh có nhiều diện tích đất nằm trong quy hoạch các dự án. Thế nhưng, những năm qua lần lượt các dự án vẫn “treo”, vì thế người dân nghĩ rằng dự án chưa thể triển khai và yên tâm xây dựng các công trình.
Thậm chí, nhiều người dân còn ngang nhiên san gạt, hạ cốt nền, xây dựng cả một khu nghỉ dưỡng homestay hoành tráng trên đất quy hoạch là đất quốc phòng. Bà Hà, người tự nhận là chủ một khu nghỉ dưỡng cho biết: “Khu đất này khoảng 5.000m2, trước đây là đất quy hoạch nghĩa trang, gần đây nhất là quy hoạch của Trung đoàn 165. Em mới làm nhà cách đây 2 tháng”.
Cũng theo quan sát của PV, khu vực này được chủ nhà thi công nhiều hạng mục công trình, có dấu hiệu đổ bê tông kiên cố. Khu đất có nhiều công trình hoành tráng. Theo tiết lộ của chủ nhà thì nơi đây sẽ là một khu nghỉ dưỡng homestay. Chủ công trình tiết lộ: “Em lên xã đăng ký xây dựng và bị xử phạt 4 triệu đồng, vì đây là dự án treo”.
Tuy nhiên, điều khiến PV ngạc nhiên là tại sao khu đất nằm trong quy hoạch mà người dân lại ngang nhiên thiết kế nhiều hạng mục công trình và tạo ra một khu nghỉ dưỡng bề thế như vậy? Lý giải về điều này, chủ công trình tiết lộ: “Em đã làm luật với họ rồi, ở đây xây thoải mái họ không kiểm tra”.
Không chỉ dễ dàng thi công tổ hợp công trình nghỉ dưỡng trên, bà Hà còn cho biết việc mua bán, chuyển nhượng khu đất này "dễ như trở bàn tay". “Em bán giá 1.750.000 triệu đồng/m2. Mua bán bây giờ có 2 hình thức chuyển nhượng. Một là có xã chứng nhận, thứ 2 là ra phòng công chứng lập vi bằng giữa 2 bên” chủ homestay này khẳng định.
Theo tìm hiểu của PV, việc rao bán, chuyển nhượng đất tại khu vực này đã bị chính quyền nghiêm cấm từ trước đó.
Cụ thể, ngày 7/5/2021, UBND huyện Sóc Sơn đã ban hành văn bản về việc nghiêm cấm mọi hành vi chuyển nhượng, tặng cho, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định, san gạt, hạ thấp mặt bằng và xây dựng công trình trái phép thuộc phạm vi đất quy hoạch nơi chuyển đến của Trung đoàn 165 (thuộc thôn Phú Ninh, xã Minh Phú).
Chính quyền xã không biết hay “bật đèn xanh” cho vi phạm?
Theo khảo sát của PV, ngoài trường hợp điển hình trên, tại nhiều khu vực tại xã Minh Phú, có tình trạng san gạt, hạ cốt nền, có dấu hiệu xây dựng trái phép trên đất rừng. Điều này khiến dư luận đặt dấu hỏi về việc tại sao việc vi phạm đó lại dễ dàng diễn ra như vậy? Tại sao công trình bề thế có dấu hiệu vi phạm, được thi công trong nhiều ngày nhưng không bị kiểm tra, xử lý? Liệu rằng có sự “bảo kê” của nhóm lợi ích nào hay không?
Và ở đây cũng cần nêu rõ trách nhiệm của chính quyền xã Minh Phú. Có hay không sự buông lỏng trong việc kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý những vi phạm trên địa bàn?
Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hân - Chủ tịch UBND xã Minh Phú lại cho rằng: “Chúng tôi suốt ngày đi kiểm tra”. Vị Chủ tịch xã Minh Phú cũng thông tin về khu vực quy hoạch đất quốc phòng và tình trạng người dân thi công công trình trái phép: “Khu đó là dự án treo chưa có hiệu lực, từ 2009 là làm nghĩa trang sinh thái, sau đó tách ra làm địa điểm di dời của Trung đoàn 165. Họ xây chỗ nào xong sẽ phá hết”.
Ngoài ra, ông Hân cũng khẳng định, vị trí thi công khu nghỉ dưỡng thuộc khu đất có dự án Trung đoàn 165. “Chúng tôi đã kiểm tra có hết văn bản và cũng có hết quyết định ban hành cưỡng chế”, ông Hân nói thêm.
Đại diện xã Minh Phú khẳng định: “Nếu trường hợp phát hiện sai phạm, sẽ cưỡng chế tháo dỡ ngay”.
Bà Huyền, cán bộ Tổ Quản lý trật tự xây dựng ở địa bàn xã Minh Phú thì cho hay: “Cái này chúng tôi có kiểm tra, sai phạm đến đâu về đều báo cáo lãnh đạo và xã sẽ có kế hoạch xử lý. Nếu trường hợp phát hiện sai phạm, sẽ cưỡng chế tháo dỡ ngay. Chúng tôi làm có quy trình, thiết lập hồ sơ và báo cáo huyện”.
Bà Huyền cũng thừa nhận: “Về luật xây là sai, nhưng phải xét nhiều góc độ”. Điều khiến dư luận ngạc nhiên đó là, cho dù chính quyền xã Minh Phú vẫn khăng khăng khẳng định rằng việc xây dựng trên đất quy hoạch là đất quốc phòng (dự án của Trung đoàn 165) là vi phạm và sẽ có biện pháp mạnh để tháo dỡ, tuy nhiên, tổ hợp công trình vẫn ngang nhiên tồn tại nhiều tháng qua.
Để tìm hiểu rõ hơn về công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn xã Minh Phú, PV đã liên hệ UBND huyện Sóc Sơn, nhưng đến nay nhiều ngày trôi qua chưa nhận được phản hồi.
Đề nghị UBND TP. Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn kịp thời vào cuộc kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu để ra sai phạm trong công tác quản lý đất rừng và xây dựng trái phép.
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin!
Huyền Chi
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Cập nhật giá cửa nhôm xingfa nhomkinhdaiphuc
- Các loại phân bón