00:45 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Hưng Yên thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

06:26 15/12/2022

(THPL) - Năm 2022, Hưng Yên thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trong điều kiện có nhiều có nhiều khó khăn, thách thức.

Do diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu và dịch bệnh Covid-19 làm thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn với sự xuất hiện của những biến chủng mới, có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin; cộng thêm xung đột của Nga - Ukraine làm đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp làm tăng giá vật tư đầu vào; giá xăng dầu, giá cả hàng hóa, lương thực, thực phẩm; làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên tiếp tục tập trung chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các dự án, mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, có hiệu quả theo hướng an toàn và bền vững. Song với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng sự nỗ lực của hàng triệu bà con nông dân, người lao động; ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã vượt qua thách thức, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Từ đó, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện thành công các nhiệm vụ kế hoạch của tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống dân cư nông thôn.

(Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên. ảnh internet)

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt 13.680 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2021 (MT: 2,2%). Tỉnh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu thời vụ, giống cây trồng theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Cụ thể: tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 72,7 nghìn ha, giảm 4,82%; diện tích gieo trồng lúa 53,65 nghìn ha; lúa chất lượng cao chiếm 70,2% diện tích. Tổng diện tích cây ăn quả ước đạt 14.673 ha trong đó diện tích,sản lượng một số cây trồng chủ yếu: nhãn 4.731ha, sản lượng ước đạt 44.862 tấn, tăng 6,98% so với năm 2021; vải 1.225ha, tăng 5,39% so với năm 2021, sản lượng ước đạt 12.874 tấn, tăng 4,73% so với năm 2021; cam 1.970ha, giảm 8,25% so với năm 2021, sản lượng ước đạt 22.077 tấn, tăng 9,37% so với năm 2021; chuối 2.735ha, sản lượng ước đạt 73.697 tấn, tăng 1,23%;...

Chăn nuôi nhìn chung ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2022 phát triển khá tốt, cụ thể: tổng đàn trâu ước đạt 4.200 con, đạt 102,4% kế hoạch giao (MT: 4.100 con), giảm 19,79% so với năm 2021; tổng đàn bò ước đạt 33.000 con, đạt 103,13% kế hoạch giao (MT: 32.000 con), tăng 7,16% so với năm 2021; tổng đàn lợn: 492.000 con (trong đó đàn lợn nái 51.660 con, lợn thịt 439.360 con, lợn đực 980), đạt 99,4% kế hoạch giao (MT: 495.000 con), tăng 3,4% so với năm 2021; đàn gia cầm 9.500 nghìn con, tăng 0,56% so với năm 2021, gà Đông tảo và Đông tảo lai chiếm 35% tổng đàn gà. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản được duy trì ổn định, công nghệ nuôi cá sông trong ao nước tĩnh, nuôi cá trong ao bán nổi, nuôi cá lồng trên sông được đẩy mạnh (trong năm 2022 đã xây dựng 50ha ao bán nổi, 500 lồng trên sông; hỗ trợ 48ha ao nuôi thâm canh), góp phần tăng năng suất, chất lượng thủy sản. Sản lượng thủy sản năm 2022 ước đạt 50.500 tấn, đạt 4,9%% kế hoạch (MT: 48.110 tấn), giảm 20% so với năm 2021. Công tác dự tính, dự báo, phòng trừ sâu bệnh hại, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, công tác xúc tiến thương mại được triển khai thực hiện có hiệu quả; tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát tốt, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn tỉnh.

Cũng trong năm 2022, kinh tế hợp tác phát triển, đa dạng về hình thức và quy mô; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên năm 2021. Dự kiến cả năm 2022, thành lập mới được 21 HTX và 17 THT, duy trì 180 liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đánh giá, xếp hạng được 30-40 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên (6 tháng đầu năm 2022, đã thành lập mới được 11 HTX, 14 THT, duy trì 178 liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hướng dẫn, hỗ trợ cho 26 chủ thể, lập 60 hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng OCOP), góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập và từng bước cải thiện đời sống nông dân.

(Vài sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên. ảnh Sở NT&PTNT tỉnh Hưng Yên)

Bên cạnh đó, công tác thủy lợi, đê điều được quan tâm, các giải pháp về công tác thuỷ lợi được triển khai khá đồng bộ, tổ chức theo dõi sát diễn biến thời tiết, nguồn nước và chỉ đạo triển khai các giải pháp, vận hành hệ thống thuỷ lợi đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất. Sở NN&PTNT triển khai Kế hoạch Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023; báo cáo đánh giá hiện trạng đê điều năm 2022; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “xây dựng tuyến đê kiểu mẫu’ và Hạt “quản lý đê điển hình”, đang triển khai thực hiện kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2022; triển khai Đề án nâng cao hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi và cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; đang triển khai thực hiện các gói thầu thuộc các dự án đầu tư của ngành như: Dự án đầu tư nâng cấp đê tả sông Luộc; Dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội đồng và hệ thống kênh thủy lợi phục vụ chống úng vùng nông nghiệp chuyển đổi xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động; Cải tạo, kè gia cố mái kênh trung thủy nông Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (đoạn từ cầu Lường đến cầu Dậu phường Bạch Sam); Dự án Hệ thống thủy lợi vùng chuyên canh cây nhãn, cây vải tỉnh Hưng Yên;...

Về xây dựng nông thôn mới (NTM), Sở NN&PTNT tiếp tục tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, nhất là xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục triển khai Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có hiệu quả;… Dự kiến cả năm 2022: có thêm 15-20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 08-10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Phát huy những kết quả đạt được, bước sang năm 2023, Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở thực hiện cơ cấu lại ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần đẩy nhanh phát triển nền kinh tế của tỉnh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Đỗ Khuyến

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu