20:51 ngày 29/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Hội thảo Quốc gia lần thứ XXV – VNICT 2022 với chủ đề "sản xuất thông minh"

15:51 10/12/2022

(THPL) - Với mục tiêu thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã phối hợp với Viện Công nghệ thông tin- Viện Hàn lâm Khoa học tổ chức Hội thảo Quốc gia lần thứ XXV đưa ra với chủ đề “Sản xuất thông minh”.

Đại học Công nghiệp Hà Nội đã phối hợp với Viện Công nghệ thông tin- Viện Hàn lâm Khoa học tổ chức Hội thảo Quốc gia lần thứ XXV đưa ra với chủ đề “Sản xuất thông minh”.

Tại buổi Hội thảo có sự tham dự của PGS. Nguyễn Long Giang - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin; GS.TS Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch CLB Khoa -Trường -Viện CNNT -Truyền thông Việt Nam (FISU); đại diện Trường Đại học Kỹ Thuật - Hậu cần CAND, Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Tạp chí An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật mật mã, Trường Đại học CNTT&TT Thái Nguyên; thành viên các ban chuyên môn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, tác giả bài báo, báo cáo đến từ các trường, viện nghiên cứu trên toàn quốc.

TS. Nguyễn Văn Thiện – Phó Hiệu trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu tại buổi Hội thảo.

Về phía Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội có PGS.TS.Trần Đức Qúy - Hiệu trưởng, Trưởng ban chỉ đạo Hội thảo; PGS.TS.Phạm Văn Bổng - Phó Hiệu trưởng, TS.Nguyễn Văn Thiện - Phó Hiệu trưởng, Phó trưởng ban chỉ đạo Hội thảo; cùng giảng viên và sinh viên nhà trường.

Theo đó, đại diện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, TS. Nguyễn Văn Thiện – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội luôn quan tâm đầu tư và đạt được nhiều thành quả trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Nhà trường luôn có chủ trương đẩy mạnh nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu quốc tế uy tín. Gắn liền nghiên cứu khoa học với đào tạo và phục vụ cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

PGS.TS Nguyễn Long Giang – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin trao đổi tại buổi Hội thảo quốc gia lần thứ XXV.

Đồng thời, nhà trường khẳng định Hội thảo khoa học là cơ hội để trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trở thành một trong những điểm đến của tri thức và sáng tạo khoa học. Qua Hội thảo, nhà trường sẽ có những đóng góp tích cực về mặt học thuật và công tác tổ chức để góp phần vào sự thành công của hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Long Giang – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin khẳng định: Hội thảo Quốc gia lần thứ XXV "Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông" là diễn đàn được tổ chức thường niên nhằm giúp những người làm công tác nghiên cứu, triển khai, giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng và tìm kiếm sự hợp tác.

Hội thảo đã nhận được hơn 100 báo cáo gửi về cho ban tổ chức.

Hội thảo khuyến khích các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học tham gia để trao đổi kết quả nghiên cứu và học tập của mình. Khuyến khích các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm khoa học công nghệ và những kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.

Kết quả của Hội thảo đã nhận được hơn 100 báo cáo gửi về cho ban tổ chức. Qua đó, Ban tổ chức đã chọn ra 49 bài báo cáo đăng trên kỷ yếu của hội thảo; 07 bài đăng trên chuyên san “Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT&TT” (Tạp chí TT&TT – Bộ TT&TT); 04 bài đăng trên chuyên san “Nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực An toàn thông tin" (Tạp chí An toàn thông tin – Ban cơ yếu chính phủ).

Báo cáo “Phương pháp tiến hóa CS-RAM giải bài toán MS-RCPSP và ứng dụng trong việc lập kế hoạch sản xuất thông minnh” của nhóm tác giả: Đặng Hữu Quốc, Nguyễn Thế Lộc.

Với chủ đề “Sản xuất thông minh”, các nhà khoa học, các chuyên gia đã thảo luận và chia sẻ những ý tưởng mới, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu trong việc phát triển các hệ thống thông minh; Mã nguồn mở; Giáo dục điện tử, đào tạo từ xa; Xử lý ngôn ngữ; Các hệ thống nhúng; Các hệ thống tích hợp; Thực tại ảo; An toàn thông tin; Công nghệ tri thức và tính toán mềm; Điện toán đám mây; CNTT trong kinh tế - xã hội;…

Báo cáo “An Ontology-based Sentiment Analysis Approach To Discovering Hidden Affected Objects” của nhóm tác giả: Lê Anh Phương, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Đinh Hoa Cương, Nguyễn Thị Hương Giang.

Hội thảo đã chia thành 3 ban chuyên môn: Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin; Khai phá dữ liệu và học máy; Công nghệ mạng và điều khiển, tự động hóa. Theo Ban chuyên môn, các báo cáo tham dự hội thảo năm nay thực sự cấp thiết, mang tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.

Lưu Kỳ

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu