06:57 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Người H’re bảo tồn bản sắc văn hóa chiêng Ba và nghề dệt thổ cẩm truyền thống

09:01 27/11/2022

(THPL) - Nghề dệt thổ cẩm truyền thống và chiêng Ba – loại nhạc cụ tiêu biểu của người H’re luôn được nhắc đến với niềm tự hào, đây cũng là “bảo vật” được các gia đình gìn giữ, lưu truyền từ thế này qua thế hệ khác.

Đến thăm đồng bào H’re ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi), có lẽ ai cũng sẽ bất ngờ trước những bộ trang phục được chính người dân tự tay dệt thành. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2019, đây được coi là “mốc hồi sinh” cho nghề dệt tại làng Teng.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bảo được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2019.

Với người dân H’re nơi đây, nghề dệt thổ cẩm khẳng định sắc thái văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc, được chính người dân lưu truyền, được bảo tồn và phát triển thể hiện qua cách tạo hình hoa văn trên sản phẩm dệt và trang phục truyền thống. Theo các già làng,  nguyên liệu chủ yếu dùng trong nghề dệt thổ cẩm ở làng Teng là bông. Bông sau khi được thu hoạch từ rẫy, sẽ được người dân mang về phơi rồi khô tách hạt, nhồi mịn, kéo thành sợi, sau đó đem nhuộm thành nhiều màu khác nhau, rồi đưa vào dệt.

Tất cả các công đoạn đều được thực hiện thủ công, thổ cẩm làng Teng được dệt 100% bàng tay. Chính vì thế, để tạo ra các sản phẩm cần trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì của người thực hiện. Từ giá trị của nghề dệt mang lại, mỗi sản phẩm thổ cẩm của đồng bảo H’ren không chỉ là hàng hóa thông thường và nó còn kết tinh của tình yêu làng, yêu nghề, tinh thần giữ gìn của người thợ.

Từng sản phẩm là nơi gửi gắm tài năng, khiếu thẩm mỹ, sự thông minh, sáng tạo và tinh thần lao động của mọi thế hệ người H’re.

Đến nay, dù trải qua bao nhiêu thăng trầm nhưng nghề dệt thổ cẩm truyền thống vẫn được đồng bào nơi đây nỗ lực, quyết tâm gìn giữ.

Từng sản phẩm là nơi gửi gắm tài năng, khiếu thẩm mỹ, sự thông minh, sáng tạo và tinh thần lao động của mọi thế hệ người H’re.

Màu chủ đạo trong trang phục thổ cẩm làng Teng là đen và đỏ. Người H’re quan niệm, màu đen trên tấm thổ cẩm tượng trưng cho nước và đất là âm tính, nữ tính, còn màu đỏ là thế giới vô hình, tượng trưng cho thần linh, là dương tính, thuộc về nam giới.

Hoa văn trên đồ dệt thổ cẩm của đồng H’re cũng vô cùng độc đáo, mới lạ. Đó là những họa tiết gắn liền với thiên nhiên núi rừng, sông nước, cây cối, hoa lá và các hoa văn hình học cách điệu, những đường viền màu song song, hình tam giác cân, các hình vuông xếp cạnh nhau.

Được biết, để giúp làng nghề dệt thổ cẩm ở làng Teng tiếp tục phát triển, ngoài mặt hàng thổ cẩm du lịch, người dệt thổ cẩm còn phải tập trung theo hướng sản xuất các loại vải dùng để may áo dài, may túi xách thời trang, đồng phục... với nhiều hoa văn đa dạng, đậm nét văn hóa của người H’re nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của đông đảo khách hàng.

Hoa văn trên đồ dệt thổ cẩm của đồng H’re cũng vô cùng độc đáo, mới lạ. Đó là những họa tiết gắn liền với thiên nhiên núi rừng, sông nước, cây cối, hoa lá.

Theo đó, từ năm 2021 HTX dịch vụ nông – lâm – du lịch – văn hóa làng Teng đã được thành lập với 19 thành viên với mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho các thành viên phát triển nghề dệt truyền thống, quảng bá sản phẩm, mở hướng phát triển du lịch.

Không chỉ nổi tiếng với làng dệt, người H’re còn trình diễn chiêng Ba giúp văn hóa này trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống. Đây là nhạc cụ phổ biến nhất của người H’re và mang tính đặc trưng tiêu biểu của người H’re ở huyện Ba Tơ. Theo dân làng, gọi là chiêng Ba bởi lẽ bộ chiêng này có 3 chiếc. Ba chiếc chiêng (còn gọi là chinh) có kích cỡ không bằng nhau. Chiếc lớn có tên là chiêng Vông, chiếc nhỏ hơn là chiêng Tum, chiếc nhỏ nhất là chiêng Túc. Đánh chiêng thì gọi là túc chinh.

Chiêng Ba là nhạc cụ phổ biến nhất của người H’re và mang tính đặc trưng tiêu biểu của người H’re ở huyện Ba Tơ.

Khi trình diễn, chiêng Vông được để nghiêng, chiêng Tum để nằm, chiêngTúc treo trên dây. Khi đánh thì chiêng Tum đóng vai trò giữ nhịp, chiêng Vông và chiêng Túc theo giai điệu. Chiêng Vông và chiêng Tum đánh bằng nắm tay trần, chiêng Túc đánh bằng nắm tay có quấn khăn để tiếng chiêng được ấm. rải qua hàng trăm năm, tiếng chiêng Ba trở thành âm thanh quen thuộc và gắn bó với lớp lớp người H’re. Chiêng ba có âm thanh hoang sơ rất lạ, rất riêng.

Chiêng Vông và chiêng Tum đánh bằng nắm tay trần, chiêng Túc đánh bằng nắm tay có quấn khăn để tiếng chiêng được ấm.

Từ tiết tấu, nhịp điệu đến sự phối âm, phối bè, sử dụng công phu tài tình, tinh tế của người đánh chiêng, có khởi đầu, có cao trào, có kết thúc, khi trầm hùng khi náo nức khi rạo rực thổn thức, lúc cao trào mạnh mẽ, dồn dập, thôi thúc.

Chiêng được đúc bằng đồng và khá nặng, nên việc đánh chiêng thường do đàn ông đảm nhận. Nhưng vì say mê thứ âm thanh huyền bí và gắn bó máu thịt với dân tộc mình, nhiều người phụ nữ H’re vẫn tìm tòi, học cách sử dụng. “Ngay từ nhỏ đã thuộc lòng nhiều làn điệu ta lêu, ca choi của người H’re. 

Lưu Kỳ

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu