EVN đưa ra 2 kịch bản cấp điện cho năm 2024
(THPL) - Để đảm bảo cân đối cung cầu điện năm tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lên 2 kịch bản cho việc cấp điện năm 2024.
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày và đêm 10/12: Miền Bắc có sương mù nhẹ sáng sớm, trưa chiều giảm mây hửng nắng
Từ ngày 11/12/2023, khách được sử dụng hộ chiếu và sổ thông hành qua Cửa khẩu Bắc Luân II
Nhiều doanh nghiệp dự kiến thưởng 3 - 5 tháng lương dịp Tết Giáp Thìn 2024
Những người hùng trong cuộc chiến chống “giặc lửa”
Dự báo thời tiết ngày 9/12: Bắc Bộ nắng ấm trong ngày cuối tuần
» EVN được giao xây dựng phương án và thời điểm điều chỉnh giá điện
» EVN đồng tình phương án điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần
» EVN tiếp tục đề xuất được tăng giá điện bán lẻ
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các tháng còn lại của năm 2023 về cơ bản sẽ được đảm bảo, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân tuy ở một số thời điểm công suất dự phòng ở miền Bắc ở mức thấp do bố trí lịch sửa chữa các nhà máy nhiệt điện.
Để đảm bảo cân đối cung – cầu điện năm 2024, EVN đã tính toán cân đối cung – cầu điện với nhu cầu điện tăng trưởng 8,96% so với năm 2023 và 02 kịch bản lưu lượng nước về các hồ thủy điện.
Kịch bản 1: Nước về các hồ thủy điện ở mức bình thường ( tương ứng tần suất 65%)
Kịch bản 2: Cực đoan ( lưu lượng nước về kém như đã diễn ra trong năm 2023 tương ứng tấn suất khoảng 90%).
Trong kịch bản lưu lượng nước về các hồ thủy điện bình thường, hệ thống điện quốc gia về cơ bản đáp ứng cung ứng điện, tuy nhiên do công suất dự phòng của hệ thống điện miền Bắc thấp nên vẫn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về công suất đỉnh tại một số thời điểm trong ngày của các tháng nắng nóng.
Trường hợp lưu lượng nước về cực đoan như mùa khô năm 2023, việc đảm bảo cung cấp điện đặc biệt đối với khu vực miền Bắc sẽ gặp khó khăn hơn, có thể xuất hiện tình trạng thiếu công suất (khoảng 420 đến khoảng 1.770MW) trong một số giờ cao điểm của tháng 6 và 7. Khi đó cần thực hiện dịch chuyển biểu đồ sử dụng điện hàng ngày của một số khách hàng sử dụng nhiều điện năng sang thời điểm ngoài cao điểm.

Hiện EVN đang tập trung vào các giải pháp như: Đảm bảo độ khả dụng, sẵn sàng của các nhà máy của EVN và các đơn vị thành viên; hạn chế tối đa sự cố các nhà máy, đặc biệt là các tổ máy nhiệt điện than miền Bắc; tổ chức thực hiện ngay các giải pháp khắc phục tình trạng suy giảm công suất các tổ máy do yếu tố nhiệt độ môi trường, nước làm mát, thủy triều thấp; làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc và PVN/PVGas để đảm bảo đủ nhiên liệu cho sản xuất điện theo nhu cầu của hệ thống; lập lịch huy động cao các nhà máy nhiệt điện ngay từ đầu năm 2024 để điều tiết, giữ mực nước các hồ thủy điện ở mức cao để đạt công suất cần thiết (nhất là khu vực miền Bắc) ở thời điểm cuối mùa khô năm 2024 một cách tối ưu theo quy định.
Đồng thời, EVN cũng đề nghị Ban chỉ đạo Phòng chống Thiên tai Trung ương cho phép tích nước các hồ thủy điện miền Bắc sớm ngay từ tháng 8/2023 với mục tiêu tích đầy hồ vào cuối năm 2023. Tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg về tiết kiệm điện; Tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các công trình lưới điện phục vụ giải tỏa công suất các nguồn điện và đảm bảo cấp điện trong năm 2024- 2025, đặc biệt là 4 dự án 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối, các công trình phục vụ nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định liên Chính phủ (ĐZ 220kV Nậm Sum- Nông Cống và ĐZ 500kV Monsoon – Thạnh Mỹ)…cũng như đôn đốc các Chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý để sớm đưa các dư án vào vận hành thương mại.
Theo lãnh đạo EVN, theo tính toán cung cầu năng lượng giai đoạn 2024-2030, dự kiến các nhà máy của EVN sẽ được huy động rất cao khoảng 40-42 tỷ kWh/năm, tương ứng với khối lượng than là 27,2-28 triệu tấn, vượt quá khả năng cấp trong hợp đồng dài hạn. Do đó, cần phải bổ sung thêm than cho vận hành các nhà máy điện than hiện hữu, đáp ứng nhu cầu huy động trong các năm giai đoạn 2024-2030.
Để đảm bảo cấp than năm 2024 và các năm tiếp theo, EVN đang làm việc với TKV và Tổng Công ty Đông Bắc nhằm đảm bảo cung cấp toàn bộ than cho sản xuất điện của các nhà máy sử dụng than antraxit của EVN và các EVNGENCO từ 1/1/2024 đảm bảo đủ nhu cầu vận hành và chất lượng theo yêu cầu của bên mua. Qua đó nâng tổng khối lượng than cung cấp hàng năm trong hợp đồng dài hạn hiện hữu lên khoảng 27-28 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu huy động trong thời gian tới.
Liên quan đến tình hình cung cấp khí, theo báo cáo của EVN, trong các năm vừa qua, khả năng cấp khí Đông Nam Bộ của PVN/PV GAS cho phát điện đang suy giảm mạnh từ năm 2020 trở đi, trong đó năm 2020 khả năng cấp chỉ khoảng 6 tỷ m3 đến năm 2023 khả năng cấp chỉ còn 4,3 tỷ m3, khả năng cấp khí cho khu vực Tây Nam Bộ ổn định trong khoảng 1,3-1,4 tỷ m3/năm.
Để đảm bảo nhiên liệu khí cho phát điện năm 2024 và các năm tiếp theo, đảm bảo tận dụng hạ tầng cung cấp khí hiện hữu sẵn có đáp ứng tiến độ và nhu cầu nhiên liệu khí cho phát điện EVN kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao PVN là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp nhiên liệu khí cho phát điện (bao gồm cả khí LNG khai thác trong nước và nhập khẩu). Việc bổ sung khí LNG cho các nhà máy điện được thực hiện trên cơ sở đấu thầu lựa chọn các nhà cung cấp LNG, đảm bảo công khai, cạnh tranh minh bạch. Sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng, EVN sẽ triển khai ngay việc đàm phán bổ sung khí LNG để kịp tăng nguồn cung khí cho năm 2024.
Phương Linh (t/h)
Tin khác
Việt Nam cần sớm chuyển sang xuất khẩu chính ngạch nhiều ngành hàng sang Trung Quốc
Malaysia tích cực thu mua sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam
Giá vàng và ngoại tệ ngày 10/12: Vàng thế giới và trong nước giảm nhẹ, USD ghi nhận tuần tăng
Dự báo thời tiết ngày và đêm 10/12: Miền Bắc có sương mù nhẹ sáng sớm, trưa chiều giảm mây hửng nắng
Hải Phòng: Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế chủ động phòng chống bệnh dịch tại cửa khẩu
Người dân huyện đảo Vân Đồn làm giàu từ cây cam bản địa
Những điều cần quan tâm trước khi bọc chụp răng sứ
(THPL) - Bọc chụp răng sứ thẩm mỹ là gì? Những trường hợp nào nên bọc răng sứ? Trường hợp nào không?… Đó là băn khoăn của nhiều...09/12/2023 19:05:25Nhộn nhịp thị trường đồ trang trí trước thềm Giáng sinh 2023
(THPL) - Dù còn 2 tuần nữa mới đến ngày lễ Giáng sinh (hay còn gọi là Noel), nhưng không khí Noel đã ngập tràn trên khắp phố phường Hà Nội....09/12/2023 19:04:57Cục ATTP cảnh báo hàng loạt thực phẩm gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh
(THPL) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) đã phát đi cảnh báo nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) được quảng cáo có nội dung...09/12/2023 19:03:02Thủ tướng chỉ đạo về phát triển ngành cà phê và ngành tôm
(THPL) - Ngày 8/12, Văn phòng Chính phủ đã ban hành công văn gửi Bộ NN&PTNT truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về phát triển...09/12/2023 19:01:06
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vietbank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án thanh toán và phát hành thẻ Mastercard trong thời gian ngắn nhất
(THPL) - Ngày 06/12/2023, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) được Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard vinh danh ở hạng mục “Excellence in Innovation” nhằm ghi nhận sự đột phá về tốc độ triển khai, kết nối phát hành và thanh toán thẻ Mastercard. - Các chuyên gia hàng đầu thế giới dự báo: Giao thông xanh là tương lai rất...
- Vietjet vừa khai trương đường bay đến Perth, Adelaide
- VPBank thêm hình thức thanh toán Garmin Pay vào hệ sinh thái thanh toán một chạm
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
SONA - Thương hiệu vàng về Quà Tết
(THPL) - Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và cung ứng các sản phẩm về quà tết cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ SNA (SONA) đã và đang được đánh giá là “thương hiệu vàng” trong dịp tết đến xuân về cho các đối tác, khách hàng. - VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”
- Tập đoàn Ciputra - top 3 doanh nghiệp bất động sản đáng tin cậy nhất thế...
- Ciputra – Tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh cùng Việt Nam