EVN đồng tình phương án điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần
(THPL) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản 4827/EVN-TCKT góp ý về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng, quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.
Tin liên quan
- Công ty cổ phần cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và VPBank l ký kết hợp đồng tín dụng
Hiện tượng chibi “lên ngôi” tại đêm nhạc Anh Trai Say Hi – Hứa hẹn bùng nổ cá tính với VIB
Giá vàng và ngoại tệ ngày 4/10: Vàng thế giới bật tăng mạnh
MB ra mắt dịch vụ dành cho người nước ngoài trên App MBBank
Triệu triệu "deal hời" với chương trình đặc quyền quán quen trên ngân hàng số OCB OMINI
» EVN tiếp tục đề xuất được tăng giá điện bán lẻ
» EVN có thể thiếu 1 triệu tấn than để sản xuất nhiệt điện trong tháng 6, 7
» Thanh tra việc quản lý và cung ứng điện của EVN từ ngày 10/6
Theo đó, EVN đồng tình với giá bán lẻ điện giảm nếu chi phí đầu vào giảm 1%. EVN cũng sẽ được phép điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần nếu chi phí đầu vào tăng 3% trở lên.
Trước đó, EVN đã nhận được Công văn số 4583 và Công văn số 5297 của Bộ Công Thương về việc lấy ý kiến dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 24 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Theo EVN, doanh nghiệp này thống nhất với các nội dung dự thảo Quyết định sau khi hiệu chỉnh như tinh thần đã trao đổi tại cuộc họp ngày 7/8 giữa Cục Điều tiết điện lực và EVN.
Hàng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm của tập đoàn, giá bán điện bình quân năm được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm. Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng đồng thời EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, thẩm quyền điều chỉnh tăng giá sẽ căn cứ vào mức độ tăng của giá bán điện bình quân.
Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ có thẩm quyền quyết định khi nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để EVN triển khai thực hiện
Còn với trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.
EVN cũng thống nhất với đề xuất thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Dự thảo cũng đề xuất cho phép EVN được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá do Thủ tướng quy định.
Tại dự thảo, Bộ Công Thương quy định giá bán lẻ điện bình quân năm được lập trên cơ sở chi phí của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành, chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện, lợi nhuận định mức của EVN để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện.
Tuy nhiên, trong bản dự thảo được hiệu chỉnh, EVN đề xuất sửa đổi chi phí khâu “truyền tải điện” là chi phí “mua các dịch vụ truyền tải điện”; bổ sung thêm chi phí “điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực”.
Trên cơ sở đó, trong tổ chức thực hiện EVN đề nghị Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn EVN việc tính toán giá bán điện bình quân và các thành phần chi phí như đã nêu trên. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc EVN đề xuất điều chỉnh các chi phí xác định giá bán lẻ điện bình quân là phù hợp với sự thay đổi của các chi phí đầu vào trên thị trường điện, việc chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) về Bộ Công Thương quản lý.
Liên quan đến điều chỉnh giá điện, trước đó tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết trên cơ sở nghiên cứu sửa đổi Quyết định 24 để tránh gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô, sản xuất của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân, trên cơ sở đề xuất của EVN, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá bán điện xuống còn 3 tháng/lần.
"Sự điều chỉnh này phù hợp với quy định hiện nay bởi theo Quyết định 24 đã quy định EVN phải cáo cáo, tính toán giá điện cập nhật hàng quý. Đề xuất mới hoàn toàn phù hợp với quy định này"- Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay.
Lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh điện là mặt hàng "nhạy cảm", tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân cũng như các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nên việc điều chỉnh giá với mức độ, thời điểm nào cần phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo việc điều hành kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị và kinh tế xã hội.
Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, việc điều chỉnh giá điện 3 tháng là có thể chấp nhận, nhưng điều quan trọng là phải công khai minh bạch các chi phí.
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho rằng tuy đề xuất thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện 3 tháng là theo đúng cơ chế thị trường, nhưng hiện Quyết định 24 của Chính phủ ban hành từ năm 2017 cho phép thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất cũng chưa thực hiện được vì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không dám tự điều chỉnh giá điện.
"Về mặt thị trường điện, trong khối ASEAN, số quốc gia điều chỉnh giá điện từ 3-4 tháng chiếm số lượng nhiều. Điều chỉnh giá điện 3 tháng cũng được, nhưng vấn đề đặt ra là phải làm sao để công khai, minh bạch, tránh tình trạng lạm quyền. Để làm được điều đó, phương án tốt nhất là Việt Nam nên thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra. Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) nên làm việc, mời thêm những chuyên gia đầu ngành về năng lượng và giá do Chính phủ chỉ định, để quyết định việc điều chỉnh giá điện. Trường hợp, nếu giá than biến động mạnh thì có thể điều chỉnh 3 tháng một lần, còn không thì điều chỉnh 6 tháng 1 lần để tránh giật cục," chuyên gia Đào Nhật Đình nói.
Tú Anh (T/h)
Tin khác
-
Công ty cổ phần cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và VPBank l ký kết hợp đồng tín dụng
-
Hoa hậu Mai Phương Thúy xin lỗi khán giả
-
Một phụ huynh bị phạt 8 triệu đồng vì đánh bạn của con
-
Tiến Linh nhường phạt đền cho đồng đội cũ của Neymar
-
Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tôn vinh truyền thống lịch sử, quảng bá hình ảnh Thủ đô
-
Nam A Bank khởi động Ngày hội đỏ 2024 – Gieo hạt mầm khát vọng
Marina Central Tower: Biểu tượng thương mại đẳng cấp tại quảng trường ven sông của TP.HCM
(THPL) - Marina Central Tower còn được xem là biểu tượng thương mại tích hợp, tọa lạc trên nền di sản Ba Son, thuộc khu phức hợp Grand Marina,...05/10/2024 07:56:43Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 46 tỷ USD trong 9 tháng
(THPL) - Tính chung 9 tháng, hầu hết các nhóm hàng đều tăng, nên kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng và đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21%. Giá...05/10/2024 07:55:40VNVC ra mắt vắc xin phòng căn bệnh ám ảnh giời leo
(THPL) - Sau hai tuần đưa vắc xin Sốt xuất huyết (Takeda) về triển khai tiêm đầu tiên tại Việt Nam, ngày 4/10/2024, Hệ thống tiêm chủng VNVC...04/10/2024 19:49:00Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
(THPL) - Quy định về tiêu chí: “Công trình xanh, sử dụng năng lượng hiệu quả” trong Nghị định 95/2024/NĐ-CP sẽ tạo ra một khuôn khổ...04/10/2024 19:46:51
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
ROX iPark - Thương hiệu thu hút đầu tư FDI
(THPL) - Ngày 19/9, Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp toàn quốc đã chính thức khai mạc tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của hơn 300 đơn vị trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực này. - Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng
- Mở rộng thị trường miền Nam, DOJI khai trương trung tâm trang sức mới tại...
- Tiến tới phiên bản vượt trội trong bạn: Mọi ước mơ đều được khích...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Liên tục đổi mới trong phát triển sản phẩm số, Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại I4.0 Awards
(THPL) - Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra vào ngày 27/9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”. - DOJILAND lập hattrick giải thưởng danh giá bậc nhất tại DOT Property Vietnam...
- Dai-ichi Life Việt Nam đạt lợi nhuận hơn 1.100 tỷ đồng, đứng thứ 2 trên...
- Vinamilk là doanh nghiệp FMCG duy nhất 12 năm liền có mặt trong top 50 công ty niêm...
- quạt thông gió vuông giá sỉ HCM
- Tư vấn máy vi tính và quản trị sunwin
- Công tơ điện tử 1 pha EMEC
- Cung cấp Nguồn meanwell 12v 5a giá rẻ
- nguồn led 5v