Đồng USD mất giá 4 tháng liên tiếp
'Fed không còn ngồi ở ghế lái nữa. Và bạn đang chứng kiến điều đó phản ánh trên thị trường hối đoái', một chiến lược gia nói...
Tin liên quan
Sacombank khẳng định không thoái thác trách nhiệm với khách hàng bị mất tiền
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh lúa, gạo
Vietcombank triển khai giải pháp thanh toán chạm trên thiết bị di động VCB Tap to phone
Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo việc sửa đổi gói hỗ trợ lãi suất trước ngày 25/3
Giá vàng và ngoại tệ ngày 24/3: Vàng bật tăng trở lại, USD hồi phục nhẹ
» Giá vàng và ngoại tệ ngày 31/1: Vàng nhích tăng ngày vía Thần Tài, USD tăng nhẹ
» Giá vàng thế giới lập đỉnh gần 1.940 USD/ounce
Đồng USD đang tiến tới hoàn tất tháng giảm giá thứ 4 liên tiếp, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mất dần vai trò dẫn dắt trên thị trường tiền tệ toàn cầu và nhà đầu tư hướng sự chú ý nhiều hơn tới chính sách của các ngân hàng trung ương khác.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, chiến dịch tăng lãi suất mạnh tay để chống lạm phát của Fed đã chi phối gần như hoàn toàn tâm lý của giới đầu tư trên toàn cầu, khiến họ đổ xô rót vốn vào đồng bạc xanh. Tuy nhiên, khi ngân hàng trung ương Mỹ giảm tốc độ tăng lãi suất, đồng tiền của Mỹ cũng trượt giá trở lại so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Theo dữ liệu từ trang MarketWatch, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác đã giảm hơn 1% trong tháng 1 này, đánh dấu tháng giảm thứ tư liên tiếp. Hiện tại, Dollar Index đang ở vùng thấp nhất kể từ tháng 5 năm ngoái.
“Fed không còn ngồi ở ghế lái nữa. Và bạn đang chứng kiến điều đó phản ánh trên thị trường hối đoái”, chiến lược gia cấp cao Mazen Issa của TD Securities nhận định với tờ Financial Times. Ngay khi phát tín hiệu sẽ chấm dứt chuỗi đợt tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm vào tháng 12, “Fed về cơ bản đã nhường vị trí dẫn dắt chính sách tiền tệ cho các ngân hàng trung ương khác”.
Và các ngân hàng trung ương khác đã “tiếp quản” vị trí mà Fed nhường lại, nhất là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). ECB được dự báo sẽ duy trì việc tăng lãi suất với bước nhảy lớn trong khi Fed giảm tốc. Đối với BOJ, việc tăng lãi suất có thể không đến sớm, nhưng việc BOJ tháng 12 vừa qua nới lỏng chính sách kiểm soát đường cong lợi suất đã làm dấy lên đồn đoán rằng kỷ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của Nhật Bản sắp đến hồi kết.
Triển vọng chính sách tiền tệ của ECB và BOJ cứng rắn hơn so với của Fed đã củng cố sức mạnh của đồng Euro và đồng Yên, đưa tỷ giá hai đồng tiền này lên mức cao nhất kể từ mùa xuân năm ngoái. Các quyết định chính sách tiền tệ của Fed, ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) trong tuần này có thể cung cấp thêm bằng chứng về việc Fed sẽ tiếp tục rút lui khỏi vị thế dẫn dắt chính sách thắt chặt trong năm nay hay không.
“2022 là một năm mà mọi thứ đều ủng hộ sự tăng giá của đồng USD, từ việc Fed dẫn đầu việc tăng lãi suất, xung đột ở Ukraine, cho tới chính sách Zero Covid của Trung Quốc. Và tất cả những yếu tố này đều đảo chiều cùng một lúc”, chiến lược gia trưởng Alan Ruskin của Deutsche Bank nhận xét.

Diễn biến chỉ số Dollar Index trong 6 tháng trở lại đây - Nguồn: MarketWatch.
Giá nguyên vật liệu đầu vào như khí đốt và dầu thô tăng cao trong năm 2022 đã làm khó các nền kinh tế có mức độ phụ thuộc lớn vào nhập khẩu hàng hóa cơ bản như châu Âu, Anh và Nhật Bản. Tỷ lệ giữa giá nhập khẩu và giá xuất khẩu - hay còn gọi là tỷ lệ trao đổi (terms of trade) của các nền kinh tế này - đều xấu trong năm ngoái, phản ánh dòng vốn chảy đi và gây suy yếu tỷ giá đồng nội tệ. Tuy nhiên, mùa đông này có thời tiết ấm hơn dự báo, giúp kiểm soát nhu cầu khí đốt.
“Câu chuyện về tỷ lệ trao đổi đã chuyển biến theo hướng có lợi cho châu Âu, Anh và Nhật Bản, những quốc gia nhập khẩu hàng hóa cơ bản. Các nền kinh tế này đang có triển vọng tốt hơn nhiều so với trước”, chiến lược gia trưởng về hối đoái toàn cầu của Credit Suisse, ông Shahab Jalinoos, nhận định.
Giá hàng hóa cơ bản giảm xuống đã làm thay đổi kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế ngoài Mỹ. Ngân hàng Deutsche Bank tuần trước nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Âu năm 2023, từ âm 0,5% lên dương 0,5%. “Dự trữ khí đốt đang tăng lên và giá khí đốt giảm xuống. Lạm phát đang giảm và tình trạng bấp bênh cũng bớt đi. Như vậy, chúng tôi có thể loại bỏ kịch bản suy thoái khỏi các dự báo về năm 2023 và cắt giảm dự báo lạm phát”, chuyên gia kinh tế Mark Wall của Deutsche Bank nhận định.
Ngoài ra, các điều kiện kinh tế cũng đang khởi sắc ở Trung Quốc, sau khi nước này từ bỏ chính sách Zero Covid và mở cửa trở lại. Tuy nhiên, hiệu ứng của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với thị trường tiền tệ được cho là bao gồm cả hai chiều, vì tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mạnh lên cũng có thể đẩy nhu cầu hàng hóa cơ bản tăng cao, gây áp lực tăng lạm phát toàn cầu.
Vai trò trung tâm của USD trong tài chính toàn cầu đồng nghĩa với việc tỷ giá đồng tiền này tăng trong năm ngoái đã gây sức ép lên các nền kinh tế trên khắp thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển vốn thường phải dùng USD để nhập khẩu hàng hóa và trả nợ. Việc tỷ giá USD đảo chiều trong mấy tháng qua thực sự là tin tốt đối với các nền kinh tế này, thể hiện một phần qua việc rổ tiền tệ MSCI của các nền kinh tế đang phát triển đã tăng 2,4% từ đầu năm tới nay.
“Diễn biến tỷ giá USD khiến thị trường hết sức lo ngại trong năm ngoái đã chuyển biến thành tin tốt trong năm nay”, chiến lược gia trưởng Karrl Schamotta của Corpay nhận định.
Ngọc Tân
Tin khác
Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị rút thời gian tại ngũ xuống 12 tháng
Nguồn lực từ đâu để CLB Bóng đá Kon Tum quyết định “chơi lớn”?
Đặc sản rượu ngô men lá Na Hang được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Lào Cai: Tạm giữ 1,2 tấn dược liệu nhập lậu
Xây dựng và phát triển thương hiệu: Làm gì để khách hàng mua hàng của bạn?
Sacombank khẳng định không thoái thác trách nhiệm với khách hàng bị mất tiền
Khai mạc Năm du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - hội tụ xanh”
(THPL) - Năm du lịch Quốc gia là sự kiện thường niên tiêu biểu nhất của ngành du lịch Việt Nam. Năm du lịch Quốc gia 2023 được tổ chức tại...25/03/2023 18:12:34Toyota sẽ ngừng bán xe Camry tại Nhật Bản
(THPL) - Tại Nhật Bản, Toyota sẽ dừng bán xe Camry theo giai đoạn và Toyota gần như không còn tiếp nhận đơn hàng mới.25/03/2023 13:34:33Giảm 70% giá vé cho sinh viên dự thi Olympic Toán học tại Huế
(THPL) - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên và giáo viên tham dự kỳ thi Olympic Toán học sinh viên – học sinh toàn quốc lần...25/03/2023 10:10:55Bắt giữ 2 đối tượng có hành vi “xâm nhập trái phép mạng viễn thông”
(THPL) - Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, lực lượng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa phát hiện, bắt giữ 2 đối...25/03/2023 10:53:01
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vinfast bàn giao lô xe điện VF 9 đầu tiên vào ngày 27/3/2023
(THPL) - VinFast công bố sẽ chính thức bàn giao mẫu SUV điện cỡ lớn VF 9 đầu tiên cho khách hàng từ ngày 27/3/2023. Lễ bàn giao xe sẽ được tổ chức đồng thời tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và sẽ được triển khai tại tất cả showroom trên toàn quốc trong các ngày tiếp theo. - WinMart/WinMart+: Điểm mua sắm đáng tin cậy của mẹ và bé
- Lienvietpostbank tăng cường bảo mật giao dịch trực tuyến với 3D-Secure 2.0
- Lienvietpostbank: “Mừng sinh nhật – Ring quà chất” với hàng trăm giải...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
JICA trao tặng kỷ niệm chương cống hiến cho Vietcombank
(THPL) - Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Vietcombank, ông Shimizu Akira - Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam đã trao tặng Vietcombank “Kỷ niệm chương cống hiến vì những cống hiến quý báu của Vietcombank cho sự phát triển của cộng đồng và tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản”. - The Asian Banker vinh danh Techcombank là “Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất”
- Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG: Hành trình đưa vẻ đẹp Việt ra...
- Vietcombank là thương hiệu ngân hàng giá trị nhất tại Việt Nam