01:04 ngày 25/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Doanh nghiệp Việt vẫn đứng ngoài cách mạng 4.0

09:15 03/02/2022

(THPL) - “Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ, tổ chức vừa qua theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Đây là hội thảo mở đầu cho chuỗi 10 hội thảo chuyên đề thuộc khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2021, với chủ đề “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số” được tổ chức từ ngày 09/11 - 06/12/2021.

Doanh nghiệp Việt đang đứng ngoài cách mạng công nghiệp

Tại hội thảo, tiến sỹ Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh qua 35 năm đẩy mạnh công  nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có bước chuyển đổi sâu sắc. Quy mô, trình độ nền kinh tế Việt Nam được nâng lên với cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành chuyển biến tích cực theo hướng công  nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cụ thể, cơ cấu các ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành khai khoáng và tăng nhanh tỷ trọng ngành chế biến, chế tạo. Nhờ đó, Việt Nam đã có một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, chiếm vị trí vững chắc trên thị trường thế giới. Những điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu về ngành công nghiệp của Việt Nam tăng từ vị trí 58/năm 2015 lên thứ hạng 42/năm 2019 (theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc - UNIDO) đồng thời nền công nghiệp đang từng bước phát triển đi vào chiều sâu.

Hội thảo “Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức vừa qua

Song, ông Hiển cũng chỉ ra quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn chậm, năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp, việc tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt mục tiêu đề ra cũng như chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực.

Về điều này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết năm 2020, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 16,7%. Trong đó, tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ trung bình và cao chiếm 40% về giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành chế biến, chế tạo.

Theo khảo sát của Bộ Công Thương về mức độ sẵn sàng của các ngành công nghiệp Việt Nam trước Cách mạng công nghiệp 4.0 với thang điểm 5, cho thấy hầu hết các ngành đều có điểm số dưới 2,5 ở tất cả các khía cạnh.

Nhiều khó khăn thách thức với nước đang phát triển

Theo Phó ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, thực tiễn phát triển đặt ra nhiều vấn đề đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là điều kiện tiên quyết phải tập trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững hơn, đạt được các mục tiêu đề ra trong Văn kiện Đại hội XIII.

Về khó khăn, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho rằng có yếu tố bối cảnh khi cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm. Các nước lớn vẫn hợp tác, thoả hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Ban Kinh tế Trung ương.

“Theo đó, các nước đang phát triển, nhất là nước nhỏ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới”, ông Hiển nhận định.

Dưới góc độ cơ quan quản lý, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, cần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu công nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất để trở thành động lực nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất. Quan trọng phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt trong xu thế phát triển công nghiệp toàn cầu, nhưng cũng phải phù hợp với hiện trạng phát triển và nền tảng công nghiệp trong nước.

Trong thời gian tới, định hướng chiến lược của Bộ Công Thương sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo động lực cho phát triển công nghiệp bền vững, giải quyết những điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực cho phát triển công nghiệp.

Thứ hai:  Sử dụng hợp lý nguồn lực để phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, trên nguyên tắc dựa trên lợi thế của đất nước, hình thành chuỗi cung ứng trong nước. Nâng cao năng lực và tính chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết giữa các địa phương, các vùng. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và mức độ thông minh.

Thứ ba: Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của DN công nghiệp. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với thực tiễn, với nhu cầu DN công nghiệp trong nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong DN công nghiệp hướng đến mô hình nhà máy thông minh. Phát triển DN công nghiệp tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng cho phát triển đất nước.

Thứ tư: Tăng cường liên kết giữa DN trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu nhằm tận dụng tốt cơ hội từ các FTA, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm đưa DN công nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

PV

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu