Doanh nghiệp “kiệt sức” vì điều kiện hoạt động đang thu hẹp dần
(THPL) - Việc lưu thông hàng hóa đình trệ, chuỗi cung ứng nguyên liệu đổ vỡ, nhân sự hao hụt… như bóng đen bào mòn dần sức khỏe của hầu hết các doanh nghiệp. Không chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp lớn đến giờ cũng buộc phải cũng thừa nhận khó khăn vì chưa khi nào họ trải qua tình trạng như vậy.
Tin liên quan
- EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Ba Lan
Giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các ưu đãi từ FTA VN – EAEU
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan trong năm 2024
Doanh nghiệp ngành dệt công bố thưởng tết, bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người
Công nghiệp chế biến chế tạo là lực đẩy trong mở rộng sản xuất và xuất khẩu
» Chính phủ đồng ý bổ sung gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp do COVID-19
» Chi phí logistics tăng vọt, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng
» Gần 80.000 doanh nghiệp đóng cửa trong 7 tháng
Thiếu hụt lao động
Mới đây, trao đổi trực tuyến với phóng viên, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng "3 tại chỗ" hay "2 địa điểm, 1 cung đường" vẫn là giải pháp lý thuyết với ngành dệt may. Bởi nhiều đối tác nước ngoài đã rút đơn hàng chuyển sang nước thứ ba, không ít lao động đã bỏ nhà máy.
Hiệp hội này thừa nhận các doanh nghiệp thực hiện mô hình “3 tại chỗ” cũng không hiệu quả khi tình trạng lao động thiếu hụt. Phần nhiều ở các nhà máy chỉ có 30-40% công nhân đồng ý tham gia 3 tại chỗ, có nhiều doanh nghiệp số công nhân tham gia chỉ có 10-20% dù lãnh đạo doanh nghiệp hết sức thuyết phục. Trước tình hình năng suất lao động sụt giảm, nhiều đối tác nước ngoài đã bắt đầu rút đơn hàng chuyển sang nước thứ ba.
“Bối cảnh dịch Covid-19 kéo suốt từ tháng 5, tháng 6, qua tháng 7 đến nay thay đổi đột biến về những đơn hàng. Với tình hình hiện nay nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ không hoàn thành đơn hàng, có thể sẽ bị đối tác phạt, khiến doanh nghiệp đã khó càng thêm khó. Để duy trì được sản xuất trong bối cảnh đại dịch lan rộng hiện nay, chi phí của doanh nghiệp đội lên rất lớn. Nhiều doanh nghiệp kiệt sức cả về nhân lực và vật lực”, Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang chia sẻ.
Không chỉ những doanh nghiệp có tỷ lệ lao động lớn như dệt may mà ngay cả những doanh nghiệp thương mại, dịch vụ cũng đối diện với cuộc khủng hoảng nhân sự. Trong đó, doanh nghiệp sở hữu hệ sinh thái bán lẻ lớn như Vincommerce cũng thừa nhận việc căng kéo của lực lượng lao động đang khiến cho việc cung ứng hàng hóa trở nên khó khăn hơn.
Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, các nhân viên bán hàng tại siêu thị/cửa hàng mang tâm lý hoang mang khi dịch diễn biến phức tạp. Từ đầu năm, tỷ lệ nhân viên bán hàng xin nghỉ do lo sợ dịch bệnh khiến VinMart gặp khó khăn trong việc huy động nhân sự.
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó tổng giám đốc thường trực VinCommerce, cho biết có thời điểm cá biệt có siêu thị chỉ còn 10-12 nhân viên bán hàng trên tổng số 100 nhân viên do phải thực hiện cách ly tại khu vực phong tỏa. Để khắc phục, chuỗi VinMart và VinMart+ đã phải điều động nhân viên từ vùng khác về để hỗ trợ cho vùng dịch, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn khi dịch lây lan nhanh.
Rất nhiều hiệp hội ngành nghề cho rằng bài toán lao động không chỉ là số lượng mà ngay cả vấn đề tâm lý cũng rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và tiến độ cho các đơn hàng. Việc ổn định tâm lý là không dễ trong bối cảnh điều kiện sản xuất tập trung khắt khe gây ra nhiều ức chế của người lao động, khiến doanh nghiệp khó kiểm soát được rủi ro.
“Hiện nay các tỉnh thành có chủ trương đón lao động về địa phương cũng đang gây nên sự xao động trong công nhân, dẫn đến thiếu hụt lao động và hàng hóa. Cho nên mỗi giám đốc doanh nghiệp vừa phải chỉ đạo kinh doanh, sản xuất vừa làm công tác dân vận, xoa dịu, động viên giữ lực lượng công nhân”, ông Đoàn Võ Khang Duy, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TPHCM, cho biết.
Ngoài ra, thông tin nhanh từ các hiệp hội ngành nghề khác cũng lo ngại về sự đổ vỡ của mô hình “3 tại chỗ” khi một số nhà máy có số ca F0 xuất hiện và nhân lên nhanh chóng trong vài ngày. Trong đó, sự xáo trộn của đội ngũ lao động là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự đứt gãy sản xuất mà lãnh đạo doanh nghiệp phải lường trước.
Phập phồng với chuỗi cung ứng
Không riêng về chuyện lao động mà doanh nghiệp còn vận hành cầm chừng vì nguồn cầu suy giảm đột ngột, hàng hóa tồn ứ ngày một nhiều, nguyên liệu đầu vào tắc nghẽn và tăng giá. Mới đây, tình trạng hàng hóa bị dồn ứ tại cảng Cát Lái (thành phố Thủ Đức) ngày một nhiều khiến Tổng cục Hải quan phải ra văn bản hướng dẫn các giải pháp cấp bách để giải phóng hàng tồn. Lý do được công ty quản lý cảng đưa ra là doanh nghiệp tạm dừng họat động vì điều kiện sản xuất bị thu hẹp khiến hàng không thể lưu thông.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T (đơn vị xuất khẩu nông sản TPHCM), một đơn vị xuất khẩu nông sản lớn, do các địa phương áp dụng nghiêm ngặt quy định không cho tập trung, di chuyển nên hiện nay việc thu hoạch trái cây của đơn vị ở hầu hết các tỉnh phía Nam gặp khó.
"Muốn thu hoạch trái cây phải di chuyển, không thể thực hiện "3 tại chỗ" như công nghiệp. Do đó, nhiều ngày qua lượng trái cây đơn vị mua vào chỉ bằng 30-40% so với bình thường nên ảnh hưởng đến đơn hàng xuất khẩu", ông Tùng nói.
Không chỉ cung ứng quốc tế mà ngay cả những doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước sản xuất các mặt hàng thực phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường như mì gói cũng lao đao. Hiện nay một số công ty thực phẩm áp dụng mô hình “3 tại chỗ” chỉ có thể sử dụng 50% lực lượng lao động nên không đủ công nhân sản xuất, dẫn đến hàng hóa bị thiếu.
Thêm vào đó, tất cả nguồn nguyên vật liệu của ngành chế biến lương thực, thực phẩm đều xuất phát từ các tỉnh đưa về TPHCM bị ách tắc nên thời gian gần đây bắt đầu có tình trạng thiếu mì gói.
Đại diện công ty Uniben (thương hiệu mì 3 Miền, Reeva, Boncha) cho biết, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng đủ hàng hóa cho các nhà phân phối, điểm bán tại TPHCM. Đặc biệt, khâu sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu khiến sản lượng giảm.
Doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm có thể thể tìm loại khác thay thế hoặc điều chỉnh tăng giảm hàm lượng phù hợp để xoay trở với tình trạng đứt gãy nguồn cung nguyên liệu. Theo Luật An toàn thực phẩm quy định, với những điều chỉnh nói trên, phải làm lại thủ tục tự công bố sản phẩm và thay đổi bao bì. Tuy nhiên, trong khi thời điểm này làm như thế sẽ mất nhiều thời gian, nhất là khâu in lại bao bì chi phí phát sinh sẽ rất lớn. Cộng thêm chi phí duy trì sản xuất “3 tại chỗ” nữa thì doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn nhiều.
Mới đây, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) thừa nhận nhiều tỉnh phía Nam có dấu hiệu không thành công khi áp dụng phương châm sản xuất "3 tại chỗ". Để duy trì sản xuất ở các doanh nghiệp phía Nam, tránh xảy ra các đứt gãy sản xuất, Cục Công nghiệp cho rằng vaccine vẫn là giải pháp căn cơ và cần phải tiến hành sớm.
Trong báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 7 tháng đầu năm, Bộ Công Thương nhận thấy các biện pháp giãn cách xã hội đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Báo cáo ghi nhận 7/19 tỉnh thành phía Nam có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm. Trong đó đáng kể là TPHCM giảm 19,4%; tỉnh Long An giảm 14,6% hay Cà Mau giảm 13,7%. Những con số cho thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp phía Nam bị tổn thương khi hoạt động trong điều kiện sản xuất kinh doanh hạn hẹp.
Kim Sinh (tổng hợp)
Tin khác
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong khuôn khổ Hội Hoa Xuân và sản phẩm OCOP Xuân Ất Tỵ 2025, một sự kiện nổi bật đã diễn ra: Hội thi Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh và hoa...18/01/2025 14:55:37Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Trong phiên giao dịch gần đây, mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhẹ vào ngày 17/1, nhưng vẫn ghi nhận một tuần tăng trưởng liên tiếp. Theo thông...18/01/2025 09:39:10Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
- outsourcing to Vietnam
- Mẫu website bán hàng bắt mắt
- Berita cintadewa reputasi
- Thủ tục thành lập công ty liên doanh
- khắc dấu tại hà nội