Đề xuất lùi thời gian phát triển điện gió ngoài khơi
(THPL) - Bộ Công Thương đề xuất phát triển nguồn điện gió ngoài khơi sau năm 2030, thay vì mục tiêu trong 5 năm tới như dự định ban đầu.

Theo báo cáo mới đây, Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh dự kiến công suất điện gió ngoài khơi sẽ đạt 17.000 MW vào năm 2035, thay vì 6.000 MW vào năm 2030 như kế hoạch ban đầu.
Điều chỉnh này được đưa ra do chi phí đầu tư nguồn điện này hiện vẫn còn cao. Thay vào đó, điện gió trên bờ và gần bờ sẽ được đẩy mạnh, với tổng công suất dự kiến đạt 27.791-34.667 MW vào năm 2030, tăng khoảng 15% so với quy hoạch trước đây.
Ngân hàng Thế giới từng ước tính tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam khoảng 600 GW, đủ khả năng đáp ứng 12% tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi còn gặp nhiều khó khăn, như quy định pháp lý chưa đồng bộ, vốn đầu tư lớn và các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh.
Để đạt mục tiêu 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030, các dự án cần khởi công muộn nhất vào năm 2027 và hoàn thiện toàn bộ thủ tục trong năm nay. Tuy nhiên, đến nay chưa có dự án nào được quyết định chủ trương hay giao đầu tư.
Bên cạnh điện gió, điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII cũng tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo khác. Thủy điện được khai thác tối đa tiềm năng, với tổng công suất vừa và lớn tăng lên 21.100 MW, thủy điện nhỏ đạt 13.500 MW. Điện mặt trời được dự báo tăng mạnh, với tổng công suất từ 46.459 đến 73.416 MW, đáp ứng nhu cầu cung ứng điện giai đoạn 2026-2027.
Về điện hạt nhân, hai nhà máy tại Ninh Thuận dự kiến đạt tổng công suất khoảng 6.000-6.400 MW, hoàn thành vào 2030 và vận hành trong giai đoạn 2030-2035. Đến năm 2050, điện hạt nhân sẽ bổ sung thêm khoảng 4.500-5.000 MW ở miền Bắc và 3.000 MW ở miền Trung. Các vị trí tiềm năng cho phát triển điện hạt nhân sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong các quy hoạch sau này.
Tổng vốn đầu tư cần thiết cho ngành điện giai đoạn 2026-2030 ước tính từ 136-172 tỷ USD, trong đó nguồn điện chiếm khoảng 118-148 tỷ USD và lưới điện truyền tải từ 18-24 tỷ USD. Bộ Công Thương đề xuất huy động vốn từ nhiều nguồn, bao gồm tín dụng ngân hàng, viện trợ, và thị trường chứng khoán, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế để đảm bảo đủ nguồn lực phát triển ngành điện.
Đức Anh
Tin khác
Việt Nam công bố danh mục 11 nhóm công nghệ chiến lược
Dự báo thời tiết ngày 13/6: Trung Bộ mưa to đến rất to, đề phòng ngập úng
Đất Xanh Miền Bắc chính thức phân phối "Thành phố Hoàng Kim" Vinhomes Golden City
Đắk Nông Marathon 2025 “Chinh phục Nam Tây Nguyên”: Lan tỏa yêu thương qua từng bước chạy
Bộ Y tế yêu cầu không để gián đoạn công tác y tế ứng phó thiên tai
Tương lai tài chính tiêu dùng: Minh bạch, dễ tiếp cận nhờ chuyển đổi số
Trải nghiệm thực tế từ chủ xe VF 7: Thiết kế sang chảnh, vận hành như “báo săn” và chi phí 0 đồng
(THPL) - Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt...12/06/2025 16:32:13Giá xăng tăng thêm 269 đồng mỗi lít từ 15h chiều nay
(THPL) - Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá xăng dầu kể từ 15h hôm...12/06/2025 15:42:56Một công ty chứng khoán tung gói vay margin từ 6,6%, hạn mức 3 tỷ đồng
Trong xu hướng phục hồi mạnh mẽ của chứng khoán, VPBankS giảm lãi suất margin xuống mức thấp kỷ lục, chỉ từ 6.6%/năm, đi kèm với hàng...12/06/2025 16:37:48Những cơ hội của ngành bảo hiểm trong bối cảnh hiện nay
(THPL) - Ngành bảo hiểm Việt Nam đang có nhiều cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là nhờ sự phát triển của công nghệ,...12/06/2025 16:30:11
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...