Đề xuất chi 31,4 nghìn tỷ đồng để miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025 - 2026
(THPL) - Theo dự thảo Nghị quyết, để thực hiện miễn học phí và hỗ trợ học phí từ năm học 2025 – 2026 cho các đối tượng theo dự thảo Nghị quyết, ước tính cần chi khoảng 31,4 nghìn tỷ đồng/năm học.
Sáng ngày 22/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nghị quyết cũng bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. Mức hỗ trợ đóng học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Chính phủ đề xuất sẽ áp dụng chính sách từ năm học 2025 - 2026.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trên cơ sở rà soát quy định hiện hành, Nghị quyết bổ sung thêm đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí gồm: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục.
Theo dự thảo Nghị quyết, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. Dự kiến thời gian trình thông qua, ban hành Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV và áp dụng chính sách từ năm học 2025 - 2026.
Về tác động đến ngân sách Nhà nước, Bộ trưởng Sơn cho biết theo số liệu thống kê năm học 2023 - 2024, cả nước có 23,2 triệu học sinh (trong đó có 21,5 triệu học sinh công lập, chiếm 93%; 1,7 triệu học sinh ngoài công lập, chiếm 7%).
Tổng nhu cầu kinh phí tính theo mức học phí tối thiểu bình quân của ba khu vực (thành thị, nông thôn, miền núi) là khoảng 30,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, khối công lập là 28,7 nghìn tỷ đồng; khối dân lập, tư thục là 1,9 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, còn có kinh phí để thực hiện miễn, hỗ trợ học phí cho người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác là 774,2 tỷ đồng cho 431.551 học viên (đều là học viên công lập, hiện nay chưa có học viên tư thục).
Mức ngân sách cần đảm bảo cụ thể sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, ông Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Việc ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 42 ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tạo điều kiện cho trẻ em 3 đến 5 tuổi được đến trường, nhằm phát triển toàn diện, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Đây là bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa công bằng giáo dục, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ.
Ủy ban cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị rà soát đối tượng thụ hưởng của dự thảo Nghị quyết, tránh trùng lặp với đối tượng đã được pháp luật quy định để quản lý chặt chẽ nguồn lực đầu tư.

Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
Về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện (Điều 3), Ủy ban tán thành giao Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết. Có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, làm rõ quy định về đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu để tránh trùng lặp với các chương trình, đề án đang triển khai.
Về nguồn lực thực hiện (Điều 4), Ủy ban cho rằng, để hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi vào năm 2030, cần nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực rất lớn.
Theo đó, về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổng dự toán kinh phí để thực hiện giai đoạn 2026-2030 là 116.314,1 tỷ đồng, cơ quan chủ trì soạn thảo cần xác định lộ trình giai đoạn 2026 - 2030. Có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nêu quan điểm lựa chọn phương án đề xuất để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Về đội ngũ giáo viên, Ủy ban đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo xác định rõ số biên chế giáo viên mầm non cần bổ sung giai đoạn 2026-2030, báo cáo cấp có thẩm quyền, xem xét, quyết định.
Có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để giảm bớt áp lực về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất từ ngân sách nhà nước.
Về kinh phí thực hiện Nghị quyết, Ủy ban đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, bổ sung đánh giá kỹ lưỡng nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước, nhất là các địa phương có điều kiện khó khăn.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ xem xét bố trí nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết do ngân sách Trung ương hỗ trợ tăng thêm ngoài tổng chi ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục.
Tuấn Kiệt
Tin khác
Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”
TW Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam chúc mừng TCĐT Thương hiệu và Pháp luật nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Hải Phòng vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu giải pháp hỗ trợ thuế, phí cho người dân và doanh nghiệp
Chính sách giãn xây: Lợi thế độc tôn của Vinhomes Green City trong cuộc đua hút vốn đầu tư tại Tây Bắc TP.HCM
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2025: Khơi mở không gian sáng tạo cho Báo chí Việt Nam
Giá xăng dầu đồng loạt tăng hơn 1.000 đồng/lít từ 15h chiều nay
(THPL) - Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá xăng dầu kể từ 15h hôm...19/06/2025 14:53:44Nam A Bank - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á
(THPL) - Nam A Bank là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á vừa được Tạp chí Kinh doanh Fortune (Hoa Kỳ) vinh danh, minh chứng cho hoạt động...19/06/2025 15:10:20Kế thừa thành tựu 100 năm, báo chí tỏa sáng, phát triển tương xứng trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
(THPL)- Sáng nay, 19/6/2025, Hội Báo toàn quốc năm 2025 - một sự kiện với quy mô lớn chưa từng có và mang ý nghĩa hết sức đặc biệt, đánh dấu...19/06/2025 14:48:00Thủ tướng: Lấy thí sinh làm trung tâm, để kỳ thi THPT thực sự là ngày hội
(THPL) - Về quan điểm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Thủ tướng chỉ rõ: "Lấy thí sinh làm trung tâm, chủ thể - Thầy cô giáo là động...19/06/2025 14:14:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...