16:01 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đảm bảo an ninh lương thực và bình ổn giá gạo trong nước

Đỗ Khuyến(t/h) | 16:53 19/08/2023

(THPL) - Sau khi một số quốc gia dừng, hạn chế xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện đang được giữ ở mức cao nhất thế giới, giá bán lẻ trong nước tăng liên tục.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm nay, cả nước xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo, thu về 2,62 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 31,4% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022.

Hiện Philippines vẫn là khách hàng lớn nhất của gạo Việt tính đến hết tháng 7/2023. Cùng với Philippines, thị trường Trung Quốc, Indonesia cũng đang tranh mua gạo Việt với số lượng tăng 40% đến vài chục lần.

Theo Hiệp hội Lương thực (Vietfood), trong phiên giao dịch 19/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã vượt Thái Lan và đắt nhất thế giới. Cụ thể, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức 628 USD/tấn, cao hơn 10 618 USD/tấn so với gạo Thái Lan cùng loại có giá 618 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm của Việt Nam là 618 USD/tấn trong khi loại gạo này của Thái Lan có giá 561 USD/tấn, chênh nhau 618 USD/tấn.

(Bình ổn giá gạo, đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Ảnh minh họa)

Tại thị trường trong nước, giá gạo liên tục tăng theo từng ngày và dự sẽ còn tiếp tục tăng. Hiện giá gạo nguyên liệu tại một số địa phương đã tăng từ 1.000 - 1.500 đồng/kg so với thời điểm ngày 20/7/2023 (Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Ðộ có hiệu lực), thậm chí tăng hơn 2.000 đồng/kg, nhưng doanh nghiệp khó mua vì lúa còn trong dân không nhiều.

Tình trạng này dẫn đến việc tranh mua tranh bán, đẩy giá gạo tăng liên tục; xuất hiện cò, thương lái thu gom lúa gạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp do 70% doanh nghiệp không liên kết xây dựng vùng nguyên liệu với các hợp tác xã. Một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng trước đây giá cao nhưng vẫn lỗ do giá gạo trong nước tăng liên tục. Vì vậy, bình ổn giá gạo trong nước hiện là yêu cầu cấp bách được đặt ra.

Theo đó, ngày 15/8, Bộ Công thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay. Chỉ thị số 07/CT-BCT nêu rõ, Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng tại các địa phương theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo. Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường tại địa phương cần tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; phối hợp Cục Xuất nhập khẩu triển khai kiểm tra thi hành pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Đỗ Khuyến(t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu