18:13 ngày 28/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Có một Thanh Hóa khác lạ nhờ Nghị quyết 58

14:01 03/10/2022

(THPL) – Được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước dành cho Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa, ngày 5/8/2020, Bộ Chính trị đã ký ban hành Nghị quyết số 58 "Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị ra Nghị quyết về phát triển tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau đó, Thanh Hóa đã bắt tay xây dựng Chương trình hành động, khẳng định sự chủ động, nghiêm túc của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa trong triển khai Nghị quyết 58-NQ/TW, quyết liệt đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống. Đến nay, sau hơn 1 năm Nghị quyết đi vào thực tiễn, Thanh Hóa đã trở thành một tỉnh khác lạ nhờ sự quan tâm đặc biệt này.

Nghị quyết 58 đưa Thanh Hóa cất cánh

Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt và là nơi có “rừng vàng, biển bạc”, giàu truyền thống văn hóa, nơi đây có con người cần cù, chịu khó, trong quá trình xây dựng và phát triển, tỉnh Thanh Hoá các thế hệ lãnh đạo tỉnh luôn đặt ra câu hỏi là làm thế nào để phát triển ngang tầm với các tỉnh lớn trong cả nước.

Bằng sự quyết tâm cao của các thế hệ lãnh đạo, với sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, Thanh Hóa đã dần tìm được hướng đi cho mình để trở thành tỉnh đứng đầu các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và thuộc nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Trước những lợi thế trên, xong trong quá trình phát triển vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh là một vùng đất có “địa linh nhân kiệt”. Do vậy, ngoài sự nỗ lực của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, rất cần có sự định hướng, cơ chế, chính sách phù hợp của Bộ Chính trị.

Tập thể lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanhn Hóa.

Trong hoàn cảnh ấy Nghị quyết số 58 NQ/TW của Bộ Chính trị đã ra đời nhằm đưa Thanh Hóa trở thành một ….của đất nước, và Nghị quyết 58 đã được lãnh đạo và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đưa vào thực tiễn. Nghị quyết này được đánh giá là mốc son trong chặng đường xây dựng và phát triển của tỉnh Thanh Hóa, khẳng định vai trò quan trọng của Thanh Hóa trong những đóng góp đổi mới, phát triển của cả đất nước.

Sự ra đời của Nghị quyết là dấu mốc lịch sử, mở ra cho Thanh Hóa thời cơ, vận hội mới để phát triển nhanh và bền vững. Đây là một nghị quyết toàn diện, xuyên nhiệm kỳ trên tất cả các lĩnh vực, thực sự là kim chỉ nam, định hướng và dẫn dắt Thanh Hoá phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước và hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng.

Nghị quyết đặt ra cho Thanh Hóa phải là một cực phát triển để tạo ra một tứ giác phát triển trên nền tảng tam giác phát triển là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với định hướng phát triển Thanh Hóa trở thành một cực phát triển, một động lực phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ, tạo ra sự kết nối giữa Bắc Trung Bộ với tứ giác phát triển, đồng thời tạo ra sự kết nối giữa Bắc Trung Hộ, Thanh Hóa với Duyên hải Bắc Bộ cũng như với vùng Tây Bắc...

Một xứ Thanh đang vươn mình trỗi dậy.

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58 NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW, trên cơ sở nội dung Nghị quyết, ngày 28/2/2021 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW, với những nội dung quan trọng.

Theo đó, các cấp ủy, đảng bộ trong toàn tỉnh đã và đang cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 58-NQ/TW gắn với việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp, phù hợp với tình hình, điều kiện của từng địa phương, đơn vị, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng các chương trình, đề án, khâu đột phá, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp ngay từ đầu nhiệm kỳ.

TP Thanh Hóa ngày nay.

Theo ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58 đã mở ra cho tỉnh Thanh Hóa những thời cơ, vận hội mới, để Thanh Hóa vươn lên mạnh mẽ, đột phá trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc. Chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình trước sự quan tâm, kỳ vọng của Trung ương và quyết tâm tổ chức thực hiện thật tốt các nội dung của Nghị quyết.

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, đến nay, Thanh Hóa hoàn thành việc quán triệt, triển khai, thể chế hóa cũng như ban hành kế hoạch chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Thanh Hóa cũng chủ động phối hợp nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trước khi được Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 2 diễn ra vào tháng 11 vừa qua.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Có thể nói, Nghị quyết số 37 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa là văn bản có ý nghĩa rất quan trọng, là sự thể chế hóa cao nhất Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị.

Quốc hội đã dành cho Thanh Hóa 8 chính sách đặc thù. Trong số đó có bổ sung, hỗ trợ nguồn lực cho địa phương và có phân cấp quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp, quy hoạch, tạo sự chủ động, rút ngắn thời gian, tăng tính trách nhiệm của địa phương, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.

Bên cạnh yếu tố ngoại lực, Thanh Hóa cũng đã chuẩn bị cho mình nội lực đủ mạnh để vững tin bước vào cuộc hành trình mới, đó là những thành tựu mà tỉnh đạt được sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt là từ năm 2011 đến nay, đã tạo cho Thanh Hóa tâm thế mới, bước vào “bệ phóng”, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc, ông Hưng chia sẻ.

Cùng với việc ban hành Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 09/8/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng tiếp tục ban hành Quyết định số 2999/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Một Thanh Hóa hoàn toàn mới

Sau hơn 1 năm Nghị quyết 58 đi vào thực tế tỉnh Thanh Hóa đã có những bước chuyển mình có thể nói là thần kỳ nhờ sự đoàn kết, nổ lực của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, từ khi triển khai Nghị quyết 58 của TW, tỉnh Thanh Hóa đã có những bước đi táo bạo đẩy mạnh phát triển sản xuất trên tất cả các mặt do đó chỉ số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa 9 tháng năm 2022 đạt kết quả tích cực, vượt dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ.

Theo đó tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 39.325 tỷ đồng, bằng 133% dự toán, tăng 56% so với cùng kỳ và đạt cao nhất từ trước đến nay. Hầu hết các lĩnh vực thu đều tăng, một số khoản thu tăng cao như thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 69%, thuế bảo vệ môi trường tăng 42%, thu tiền sử dụng đất tăng 76%. 

Đối với công nghiệp trong 9 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 16,03%, có 19/26 sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ. Trong ngành dịch vụ, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 9 tháng ước đạt 127.805 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ, giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng 11,7%; tổng lượng khách du lịch gấp 3,3 lần, tổng thu du lịch ước đạt 19.075 tỷ đồng, bằng 106,4% kế hoạch, gấp 4,1 lần.

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Về tình hình thu hút đầu tư và tiến độ triển khai thực hiện các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa tại phiên họp, 9 tháng năm 2022 huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 103.340 tỷ đồng, bằng 71,3% kế hoạch, tăng 2,6% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh đã thu hút được 51 dự án đầu tư trực tiếp (4 dự án FDI), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 4.386 tỷ đồng và 41 triệu USD.

Đối với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư lớn, trọng điểm, trong số 58 dự án còn 27 dự án vẫn gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, trong đó chủ yếu liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng; việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu chức năng tại các địa phương chậm, ảnh hướng đến tiến độ hoàn thành hồ sơ, thủ tục đầu tư.

Tại cuộc họp tiếp doanh nghiệp định kỳ mới đây, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các ngành, các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, điểm nghẽn trong sản xuất kinh doanh và trong thực hiện các dự án đầu tư, kể cả dự án cũ và mới. Tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiệu quả các dự án lớn, các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Một Thanh Hóa hoàn toàn khởi sắc và mới lại nhờ Nghị Quyết 58 của TW.

Ông Tuấn cũng yêu cầu các ngành, địa phương tiếp tục tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, trong đó giao trách nhiệm cho từng ngành, địa phương, đơn vị. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện hoạt động đầu tư công, trong đó giao trách nhiệm cho từng ngành, địa phương, đơn vị. Đồng thời yêu cầu các đơn vị, ngành chức năng tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc thu hồi các dự án chậm tiến độ, vi phạm quy định đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các ngành, các địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, tránh để xảy ra sai sót, sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Yêu cầu các ngành, các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, điểm nghẽn trong sản xuất kinh doanh và trong thực hiện các dự án đầu tư, kể cả dự án cũ và mới. Tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiệu quả các dự án lớn, các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Tại cuộc họp ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa luôn quán triệt các Sở, Ban, ngành phải thực hiện đầy đủ đúng pháp luật để sớm đưa tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển hơn.

Đấu mối, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành ở Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040. Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và trình duyệt các quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết trong Khu kinh tế Nghi Sơn; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại các huyện, thị xã, thành phố; kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 39.325 tỷ đồng, bằng 133% dự toán năm, tăng 56% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay và đang xếp vị trí thứ 8/63 tỉnh thành phố về thu ngân sách.

Đáng chú ý, có một số khoản thu có tỷ trọng lớn là thu tiền sử dụng đất đạt 10.603 tỷ đồng, trong khi ước cả năm là 11.700 tỷ đồng, bằng 167% dự toán. Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.199,5 tỷ đồng, bằng 157 % dự toán.

Đặc biệt trong năm 2022, kinh tế Thanh Hóa tiếp tục có bước đột phá với tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm ước đạt 39.325 tỷ đồng và đang hướng tới gia nhập nhóm các tỉnh, thành phố thu ngân sách 50.000 tỷ đồng trong năm tài khóa 2022. Trong năm 2022, Quảng Ninh và Thanh Hóa là 2 địa phương có khả năng sớm gia nhập nhóm 50.000 tỷ đồng, xếp ở vị trí thứ 7 và thứ 8.

Như vậy có thể khẳng định, một xứ Thanh hoàn toài mới lạ đang vươn mình trỗi dậy, từ tỉnh nghèo còn phải nhờ sự trợ giúp của Trung ương nhưng đến nay (năm 2022), khi có Nghị quyết 58, Thanh Hóa đã hoàn toàn thay da đổi thịt, thu ngân sách địa phương nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu của cả nước và đặc biệt đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên nhờ sự quyết tâm, đồng lòng, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm của tập thể lãnh đạo đương nhiệm, luôn coi trọng lợi ích nhân dân, lợi ích cộng đồng để đưa Thanh Hóa sớm trở thành một cực tăng trưởng mới trong thời kỳ hội nhập của đất nước.

Duy Phúc

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu