07:04 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ tại thị trường Việt Nam

08:37 03/12/2020

(THPL) - Hiện thị trường bán lẻ Việt Nam đã đứng ở vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng, trở thành địa chỉ hấp dẫn thu hút hàng loạt nhà đầu tư lớn của nước ngoài, từ đó tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, từ năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ ở mức 19,3 triệu đồng/người. Đến năm 2019, con số bình quân này đã lên tới  51,2 triệu đồng/người, đóng góp xấp xỉ 8% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

(Hình minh họa)

Với một nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng đều và hội nhập sâu rộng, dịch bệnh được kiểm soát tốt, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành bản lẻ Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ và chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm.

Thời gian qua ngành bán lẻ Việt Nam đã xuất hiện một số thương hiệu bán lẻ lớn từ nước ngoài với nhiều chuỗi cửa hàng như Uniqlo, GG25. Ngay sau đó, một vài thương hiệu lớn của Việt Nam đã phải tái cấu trúc hoặc rút lui khỏi thị trường. Có thể nói đến như thương vụ mua bán và sáp nhập của Massan với chuỗi VinEco và VinCommerce, ngay sau đó Massan đã đóng của hàng trăm cửa hàng Vinmart+ và mở thêm khoảng vài chục siêu thị Vinmart mới.

Số siêu thị của năm 2020 đã giảm khoảng 20% từ 336 siêu thị xuống còn 330 siêu thị. Ngược lại, số lượng cửa hàng tiện lợi lại có mức tăng đáng kể với 60% từ 2.495 cửa hàng lên 5.228 cửa hàng; trung tâm thương mại tăng 11% từ 96 lên đến 107 trung tâm; cửa hàng nhỏ tăng từ 163 lên 170 cửa hàng; thuốc, mỹ phẩm tăng 30% từ 340 - 679 cửa hàng; siêu thị điện máy tăng 11% với 3.141 cửa hàng, với những thương hiệu quen thuộc như Vincom, Miniso, Phamacity, Thế giới di động, Điện máy xanh, Việt Tiến, Blue Exchange, Biti’s, Highland, The Coffee House; trong đó, có sự tăng trưởng mạnh mẽ của các thương hiệu Thế giới di động, Điện máy xanh, Bách hóa xanh.

Với tỷ lệ người dân sử dụng thiết bị thông minh rất lớn, ngành bán lẻ Việt Nam cũng phát triển khá sôi động về mảng thương mại điện tử. Trên thực tế, đây là thế mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ ngoại. Tuy nhiên, mức độ am hiểu người tiêu dùng Việt lại không bằng doanh nghiệp nội. Các tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như Family Mart, K Mart, Lotte, Central Group, Aeon, Circle K, liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Trong khi chỉ  có một số ít nhà bán lẻ lớn của Việt Nam như BRG Retail, Saigon Co.op, VinCommerce, Thegioididong, Bách hóa Xanh, Satra được đánh giá là có đủ năng lực để cạnh tranh và khẳng định vị thế. Còn lại đa số dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam mang tính chất tự phát, phân tán, quy mô nhỏ, mua bán qua nhiều tầng nấc trung gian. Hạ tầng thương mại bán lẻ như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các thành phố, thị xã, thị trấn.

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Công Thương đang triển khai đẩy mạnh các giải pháp như phát triển thương mại nội địa, khuyến khích tiêu dùng nội địa, tập trung hỗ trợ hình thành các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối, chuyển dịch sang các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử.

Đại diện Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) khẳng định, năm 2020 đã định hình lại "lối chơi" của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam với nhiều thay đổi quan trọng. Các doanh nghiệp bán lẻ đã tinh gọn và tinh chỉnh mô hình tại các thành phố lớn, mở rộng thị trường ra vùng nông thôn chưa được khai thác nhiều.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu