14:28 ngày 24/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp bán lẻ trong EVFTA

06:45 16/06/2020

(THPL) - Khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, nhiều chuyên gia logistics đã dự báo, thị trường phân phối bán lẻ tại Việt Nam là một trong những ngành sẽ nhận được nguồn đầu tư mạnh từ các nước châu Âu. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần kịp thời nắm bắt tình hình mới để khẳng định vị thế của mình trên sân nhà.

Hiện tại, quy mô dân số Việt Nam khoảng 96 triệu người, với gần 60% trong số đó đang ở độ tuổi từ 18 đến 50, cùng với chi tiêu hộ gia đình tại Việt Nam tăng trung bình khoảng 10,5%/năm nên thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng. Ngay trong giai đoạn khó khăn vì dịch COVID-19, trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn ước đạt 1.913,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đã đạt 311,1 nghìn tỷ đồng, tăng đến 17,3% so với tháng 4, sức mua cũng nhanh chóng tăng trở lại ngay sau giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch COVID-19.

(Hình minh họa)

Khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, dự báo sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn trong khối EU tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và mở rộng thị trường vào ngành phân phối, bán lẻ của Việt Nam, như Lotte, Central Group, Aeon, Circle K, K Mart, Auchan, Family Mart...ngành bán lẻ Việt Nam sẽ nhận được đầu tư từ các nguồn vốn chất lượng cao trong khối EU. Tuy nhiên, điều đó cũng tạo ra những thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam (đặc biệt là các doanh có quy mô nhỏ và vừa) nếu không kịp thích ứng trước những tác động mạnh mẽ của EVFTA.

Áp lực cạnh tranh sẽ tăng cao, trong khi hệ thống chính sách có thể chưa bắt nhịp kịp biến động rất nhanh của thị trường. Cùng với đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế. Chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Saigon Co.op, VinCommerce, Thegioididong, Bách hóa Xanh, Satra, BRG Retail… mới đủ năng lực để cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Tất cả những yếu tố nêu trên đang đặt ra những thách thức lớn, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra quyết định kịp thời để phát triển thị trường bán lẻ nói riêng và thị trường trong nước nói chung trong bối cảnh mới.

Trên thực tế, trong những năm qua  Bộ Công Thương cũng đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc đua ngày càng khốc liệt trên thị trường bán lẻ nội địa như: Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo giai đoạn 2019-2020; Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020; Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, qua đó nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước đã khẳng định chất lượng, giữ được chỗ đứng tại các kênh phân phối bán lẻ truyền thống và hiện đại.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia Logistics, trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, các rào cản thương mại, điều kiện ràng buộc về thuế quan sẽ sớm phải gỡ bỏ.Những chính sách của Chính phủ nhắm bảo hộ, hỗ trợ cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong suốt thời gian qua sẽ ngày càng khó thực hiện, quá trình tồn tại và phát triển tiếp theo phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực tự thân của mỗi doanh nghiệp.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu