16:03 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Chống mất cắp cổ vât: Đừng để mất rồi mới lo bảo vệ

Ngân An | 09:28 26/01/2019

(THPL) - Theo số liệu của Ban Quản lý di tích, tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang có khoảng 2.237 di tích các loại, trong đó trong đó có 109 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 352 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tuy nhiên, vùng đất văn vật giàu truyền thống này cũng sảy ra rất nhiều vụ mất cắp cổ vật và đa số, cho tới nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Dưới đây là trao đổi của phóng viên với thượng toạ Thích Tục Vinh, trụ trì chùa Bổ Đà, một trong những ngôi chùa đã bị đạo chích viếng thăm nhiều lần.

Thưa ông, chùa Bổ Đà là di tích đặc biệt cấp quốc gia và cũng là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị quan trọng về lịch sử và Phật giáo. Tuy nhiên, chùa cũng đã bị kẻ gian đánh cắp khá nhiều hiện vật quý, hiện nay công tác bảo vệ đang được thực hiện như thế nào?

Chùa Bổ Đà ra đời từ thế kỷ XI (thời Lê), trải qua nghìn năm, qua các triều đại đều được tu bổ, xây dựng thêm. Các đợt xây dựng phát triển lớn theo lịch sử là vào các thời Lê Trung hưng - niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1729) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Bổ Đà là một trong những trung tâm Phật giáo lớn thuộc thiền phái Lâm Tế, một trong những ngôi chùa độc đáo cổ kính và lớn nhất vùng đất Kinh Bắc. Cũng chính vì gắn với nhiều triều đại trong lịch sử phát triển của đất nước nên Bổ Đà cũng là nơi lưu giữ nhiều di vật rất quan trọng. 

Có thể nói, mỗi viên gạch, viên ngói, cây lâu năm đều có thể là những “bảo vật” phải được bảo vệ chứ chưa nói tới các pho tượng cổ, bộ bản khắc kinh Phật đã được công nhận là bảo vật quốc gia hay vườn tháp, nơi yên nghỉ của hàng nghìn vị tăng, ni hay các kiến trúc, hiện vật khác. Đối với chúng tôi, bảo vệ và giữ gìn các bảo vật của tiền tổ để lại là rất quan trọng. Hiện nay hằng đêm, cơ quan công an đều cử người đến giúp nhà chùa trông giữ và chúng tôi cũng đã lắp camera vảo vệc ở các vị trí quan trọng. Tuy vậy, chúng ta đều biết, nhà chùa là nơi mọi người đều có thể ra vào tự do, mặc dù luôn ý thức là phải bảo vệ xong quả thực đây là việc không hề đơn giản.

Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Bắc Giang, từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn Bắc Giang xảy ra gần 50 vụ xâm hại, trộm cắp di vật, cổ vật, kẻ gian lấy đi hơn 200 di vật, cổ vật các loại. Cho tới nay, hầu hết các vụ mất cắp này đều chưa tìm ra thủ phạm. Năm 2009 kẻ gian lấy mất 6 pho tượng phật, đầu năm 2016, kẻ trộm đã đột nhập lấy đi 1 chiếc chóe cổ và 4 lộc bình, năm 2017 lại mất pho tượng Quan âm Tổng tử. Hiện nay công tác truy tìm thủ phạm và thu hồi cổ vật như thế nào? Thượng toạ có nắm được thông tin gì về công tác nói trên không?

Sau khi các cổ vật bị mất, cơ quan công an đã triển khai các nghiệp vụ điều tra và tìm kiếm nhưng tới nay tôi chưa thấy có thông tin gì về kết quả. Không giữ gìn được cổ vật của tiền tổ để lại có thể nói là “rất đau” nhưng ngoài việc hàng ngày chăm sóc, giữ gìn chúng tôi cũng không thể làm gì hơn.

Thượng toạ Thích Tục Vinh, trụ trì chùa Bổ Đà.

Được biết mới đây nhà chùa đã tiến hành xây cổng tam quan Một số ý kiến cho rằng đối với chùa Bổ Đà, không có tam quan là một điểm đặc biệt, mấy trăm năm nay Bổ Đà không có tam quan thì nay cũng không cần, Thượng toạ có ý kiến thế nào về vấn đề này?

Như chúng ta đã biết, trải qua cả nghìn năm cho tới nay, ở từng thời kỳ chùa Bổ Đà luôn đều được phát triển và mở rộng như ngày nay. Cũng không có ngôi chùa nào cố định về quy mô hay kiến trúc ngay từ đầu. Ngay cả các chùa xây mới hiện nay cũng hoàn toàn không cố định là sẽ không phát triển mở mang. Đối với Bổ Đà, chúng ta đều thấy là về kiến trúc nó bao hàm cả các yếu tố của thời Lê, thời Nguyễn ... tức là nó phát triển và mang dấu ấn của thời gian và có tính liên tục, kế thừa.

Về việc cổng tam quan cách đây khoảng 100 năm chùa đã triển khai xây dựng. Khi đó gỗ xây chùa được vận chuyển về theo đường sông. Khi kéo bè gỗ dùng để xây dựng tam quan về đến khu vực Đáp Cầu, bè va vào đá ngầm và vỡ. Một phần gỗ trôi xuôi vớt được đã dùng xây chùa Đáp Cầu (Bắc Ninh). Một phần lớn gỗ được vớt lên xây cổng tam quan của chùa Yên Ninh (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).

Các nhà sư khi đó đã cho dựng một bia đá, văn tự về việc này giờ vẫn còn. Bia đá có nội dung thể hiện cổng tam quan của chùa Yên Ninh được xây dựng theo thiết kế của các nhà sư tại chùa Bổ Đà và chính từ những khối gỗ lẽ ra là để xây dựng tam quan chùa Bổ Đà. Đây cũng là căn cứ để Bộ VH TT DL cấp phép xây dựng cổng tam quan.

Như vậy việc chùa Bổ Đà chưa có tam quan không phải là chủ ý của các tiền tổ mà các tiền tổ trước đây đã rất muốn làm nhưng chưa có điều kiện thực hiện. Chúng ta cũng có thể thấy các tiền tổ còn trồng cây đa để đánh dấu vị trí. Cây đa nay đã hơn 300 năm tuổi, đã được công nhận là cây di sản.

Không gian chùa Bổ Đà. 

Được biết, công trình đã phải hạ giải do thực hiện chưa đúng với cấp phép của Bộ VH TT DL, ý kiến của Thượng toạ thế nào?

Hiện nay khách đến chùa chỉ có một lối vào nhỏ hẹp duy nhất. Vào ngày lễ nhiều người chen lấn hàng giờ đồng hồ mới vào được chùa. Trên thực tế, Tam quan mới xây dựng có cổng thông với tam bảo của chùa sẽ giúp du khách vào chùa thuận tiện hơn. Việc xây dựng cổng tam quan chùa Bổ Đà là mong muốn của các tiền tổ chùa Bổ Đà từ hàng trăm năm trước, không chỉ đáp ứng nguyện vọng của các tăng ni, phật tử mà còn góp phần trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của khu di tích này.

Việc có thêm đường đi thông thoáng cũng thuận lợi cho việc bảo vệ di tích và an toàn cho du khách. Mùa lễ hội năm 2019 cũng đang đến gần, chính vì vậy chúng tôi cũng đã có những vội vã trong việc triển khai xây dựng. Hiện nay công trình đã hạ giải, chúng tôi rất mong muốn các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu sớm giúp chúng tôi có giải pháp hợp lý cho công việc nói trên để sẵn sàng cho lễ hội sắp tới.

Xin cảm ơn Thượng toạ!

Ngân An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu