08:46 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Chợ nổi - Nét chấm phá của vùng đất Nam Bộ

| 16:13 18/11/2017

(THPL) - Chi chít sông ngòi, kênh rạch, ghe thuyền ngày đêm xuôi ngược trên sông…, chợ nổi ở ĐBSCL được hình thành từ lâu đời và tạo thành nét văn hóa sông nước đặc trưng. Khi đến nơi này, bạn sẽ thấy chợ nổi trên sông chính là một trong số những hình ảnh đẹp nhất và ấn tượng nhất. 

Có rất nhiều chợ nổi ở đồng bằng miền Tây có thể kể đến, như Chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang, chợ nổi Trà Ôn ở Vĩnh Long, chợ nổi Cái Răng Phong Điền ở Cần Thơ, chợ nổi Thới Bình trên sông Trẹm ở Cà Mau... Mỗi chợ đều có những đặc sản của từng địa phương. 

d9ba70fc1bacb655d80fd4973fbacdf4
Có rất nhiều chợ nổi ở đồng bằng miền Tây

Điểm độc đáo của chợ nổi so với các chợ trên cạn là buôn bán được thực hiện bằng hình thức “beo hàng”. Người bán thường cắm những cây sào ở trước ghe thuyền của mình và treo tượng trưng lên đó những mặt hàng mà mình đang bán.

Hình thức “beo hàng” này là một nét văn hóa giao thương độc đáo chỉ có ở chợ nổi, không ồn ào, vồn vã nhưng đủ gây được sự chú ý. Với cách tiếp thị này, người mua chỉ cần đứng từ xa nhìn đã có thể thấy được mặt hàng mình cần mua nằm ở “cửa hàng” nào. Ngày nay, ngoài hình thức “beo hàng” truyền thống, người bán còn biết cách quảng bá cho hàng hóa của mình theo những phương pháp hiện đại hơn như sử dụng bảng hiệu, băng rôn, hộp đèn… 

3-6
Ảnh minh họa
2-6
Điểm độc đáo của chợ nổi so với các chợ trên cạn là buôn bán được thực hiện bằng hình thức “beo hàng”.

Với yếu tố về văn hóa, kinh tế, xã hội chính là nền tảng cốt lõi làm nên nét độc đáo của chợ nổi trên sông, giúp nó tồn tại và phát triển qua thời gian. Bên cạnh đó còn có những ghe, xuồng nhỏ từ các vùng quê chở các nông sản do gia đình tự sản xuất được mang ra đây bán để tăng thu nhập.

Từ miệt vườn Tiền Giang, Cần Thơ, ghe bán trái cây xuôi về Cà Mau. Trên mui ghe, họ cắm một cây sào dài hay còn gọi là cây bẹo, trên đó có treo những loại trái cây mà ghe có bán để người mua dễ dàng nhận biết- một hình thức “quảng cáo” độc đáo, đặc trưng trên sông.

Sức hút của chợ nổi đối với du khách chính là giữ gìn, phát huy được nét đặc trưng vùng sông nước và sự tươi ngon của hàng hóa nơi đây. Không chỉ giữ gìn được nét đẹp văn hóa vùng sông nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn mà du khách, đặc biệt là người nước ngoài thích khám phá và trải nghiệm. Chợ nổi miền Tây thu hút khá đông du khách đến tham quan, theo thống kê, chỉ tính riêng tại chợ nổi Cái Răng đã có khoảng 300 – 500 khách mỗi ngày và tăng gần gấp đôi vào những ngày giáp Tết.  

Cho-noi-cai-rang-4-1024x682
Ảnh minh họaTừ miệt vườn Tiền Giang, Cần Thơ, ghe bán trái cây xuôi về Cà Mau.
4-6
Không chỉ giữ gìn được nét đẹp văn hóa vùng sông nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn mà du khách, đặc biệt là người nước ngoài thích khám phá và trải nghiệm.

Cuộc sống là những chuỗi ngày gian nan vật lộn với sông nước. Nhiều khi nồi cơm nấu xong, chưa kịp ăn đã bị sóng nước xô ngã nghiêng, đành phải ngậm ngùi nấu nồi cơm khác. Tuy nhiên, đời sống tinh thần của dân thương hồ lại vô cùng phong phú. Đi nhiều nơi, tiếp xúc, va chạm với nhiều người, họ hiểu nên sống như thế nào cho phải. 

“Bớ chiếc ghe sau, chèo mau tôi đợi,

Khúc sông này bờ bụi khó qua!”

Nghề buôn bán trên sông thật chênh vênh và lắm thăng trầm. Cuộc sống của dân thương hồ càng khó khăn hơn khi ngày nay, siêu thị mọc lên ở khắp nơi, sức mua sức bán của chợ nổi đã giảm.  Tuy nhiên, cho dù văn minh hiện đại đến đâu thì chợ nổi vẫn tồn tại. Chỉ khi nào sông cạn nước thì khi đó, chợ nổi mới không còn. Đó là triết lý sống của người dân xứ vườn châu thổ này.

Hàng hóa trao đổi ở chợ chủ yếu là trái cây, đủ các loại, từ khóm, dưa hấu, dừa, chuối đến cam quýt bười xoài,… Mỗi một loại trái cây đều được xếp đặt cẩn thận, đẹp mắt, giá cả lại rẻ. Trái dứa lớn, vàng ươm chỉ 5 ngàn/kg dưa hấu hai ngàn rưỡi, dừa khô 6 ngàn một trái. Đồng lời không bao nhiêu nhưng là kế sinh nhai của hàng trăm người gắn bó với chợ nổi. Và dòng sông không chỉ là chỗ mua bán mưu sinh mà còn là mảnh đất cắm dùi của bà con, những người không có nổi một nắm đất trên bờ.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu