04:23 ngày 02/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Cả nước xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm trong 5 tháng đầu năm nay

10:00 02/06/2022

(THPL) - Theo tin từ Bộ Y tế, tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm với 263 người bị ngộ độc, trong đó có 2 người tử vong.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 5 năm 2022, cả nước xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm với 15 người bị ngộ độc, trong đó có 1 người tử vong. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm với 263 người bị ngộ độc, trong đó có 2 người tử vong.

Theo báo Hà Nội mới, trước diễn biến trên, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo, trong mùa hè nắng nóng, việc gia tăng sử dụng nước đá, nguyên liệu tươi sống, chế biến thức ăn không nấu chín kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc không đun lại sau khi bảo quản thức ăn quá 2 giờ..., dễ dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm hay mắc bệnh truyền qua thực phẩm. Đặc biệt, thức ăn được chế biến có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như thịt, cá, hải sản, sữa… càng dễ mắc phải nguy cơ này. Càng ở những nơi thiếu nước sạch, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh, nguy cơ ngộ độc thực phẩm càng cao.

Cả nước xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm trong 5 tháng đầu năm. Ảnh minh họa

Ngoài ra, để bảo đảm an toàn, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè, người dân cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm bảo đảm vệ sinh, nhất là nên thực hiện “ăn chín, uống sôi”.

Báo VTV News thông tin, theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cảnh báo, thời gian gần đây có xu hướng người dân lạm dụng các loại dược liệu không rõ nguồn gốc, không được chứng minh rõ ràng về công dụng. Thậm chí có ca ngộ độc rượu ngâm dược liệu, kết quả kiểm nghiệm còn phát hiện cả lá ngón lẫn trong dược liệu trôi nổi này.

Theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, nhiều người dân khi nghe thông tin không chính xác về động vật, nội tạng động vật, loại cây cỏ nào có công dụng bổ dưỡng, hay bổ dương, trị bệnh là đem nguyên con, nguyên cây, nguyên củ thả vào rượu ngâm rồi uống, từ rắn, rết, bò cạp, bìm bịp, các loại cỏ cây hoa lá đến hoa thuốc phiện. Thậm chí cả những loại không hề có bằng chứng khoa học nhưng người dân vẫn nghĩ bổ và uống, "không bổ ngang cũng bổ dọc". Trong khi đó thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong vì rượu ngâm.

Tuấn Linh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu