Bộ GD&ĐT đề xuất tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non lên 45 - 80%
(THPL) - Bộ GD&ĐT đề xuất tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngày 13/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi.
Theo Bộ GD&ĐT, các quy định hiện hành, trong đó có việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề còn một số bất cập. Cụ thể, tổng thu nhập của giáo viên mầm non chưa tương xứng với tính đặc thù và mức độ phức tạp của hoạt động nghề nghiệp.
Giáo viên mầm non phải chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, đòi hỏi sự tập trung cao độ để đảm bảo an toàn và thu hút sự chú ý của trẻ, thường làm việc 9-10 giờ/ngày… Tuy nhiên, thu nhập của họ thấp nhất so với các cấp học khác (hệ số lương khởi điểm 2,10, phụ cấp 35%, tổng thu nhập khoảng 6,63 triệu đồng/tháng), dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao, với 1.600 giáo viên mầm non bỏ việc từ tháng 8/2023 đến tháng 4/2024, chiếm 22% tổng số giáo viên nghỉ việc.
Bên cạnh đó, mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên trường dự bị đại học chưa công bằng so với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú. Cụ thể, giáo viên trường dự bị đại học là 50% và giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 70%.

Theo Bộ GD&ĐT, các quy định có sự chồng chéo, thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp lý và áp dụng chưa thống nhất giữa các địa phương. Tiêu chí xác định khu vực kinh tế - xã hội còn khác nhau, gây ra sự bất cập trong áp dụng phụ cấp.
Tại các địa phương cũng áp dụng mức phụ cấp khác nhau do cách hiểu khác về địa bàn được hưởng, ví dụ cùng là giáo viên thành phố nhưng có nơi chi trả 35%, nơi 50%. Một số địa phương vẫn chi trả phụ cấp ưu đãi theo mức cũ mặc dù xã đã đạt chuẩn nông thôn mới và chuyển khu vực.
Bộ GD&ĐT cho rằng, những bất cập nêu trên giảm động lực gắn bó với nghề, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và sự ổn định của đội ngũ nhân sự ngành giáo dục.
Do đó, Dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập được xây dựng dựa trên việc kế thừa các quy định còn phù hợp của Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, đồng thời điều chỉnh, bổ sung nhiều nội dung quan trọng.
Trong đó, mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được đề xuất điều chỉnh như sau:
Đối với giáo viên mầm non, tăng phụ cấp từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm phản ánh đúng mức độ phức tạp và áp lực công việc.
Giáo viên trường dự bị đại học nâng phụ cấp từ 50% lên 70%, ngang bằng với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, đảm bảo công bằng cho các nhiệm vụ tương đồng.
Nhân viên trường học bổ sung phụ cấp lần đầu tiên, với mức 15% cho các vị trí hỗ trợ, phục vụ (thư viện, văn thư...), 20% cho chức danh chuyên môn dùng chung (kế toán, y tế...) và 25% cho chức danh chuyên ngành, nhằm ghi nhận vai trò quan trọng của họ.
Dự thảo Nghị định mới xác định mức phụ cấp dựa trên nhóm vị trí việc làm (hỗ trợ, chuyên môn dùng chung, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành) kết hợp với cấp học, loại trường, địa bàn công. Cách tính cũng được quy định cụ thể hơn, bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) và cách tính cho người lao động không hưởng lương theo hệ số.
Dự thảo Nghị định mới cũng liệt kê rõ các trường hợp không được tính hưởng phụ cấp như: thời gian đi công tác, học tập ở nước ngoài hưởng 40% lương, thời gian bị đình chỉ công tác liên tục từ 1 tháng trở lên, thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội (trừ ốm đau, thai sản), thời gian nghỉ khác vượt quá quy định.
Theo Bộ GD&ĐT, dự thảo Nghị định không chỉ khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo và nhân viên giáo dục. Việc ban hành Nghị định sẽ tạo hành lang pháp lý để các địa phương triển khai chính sách một cách đồng bộ, công bằng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ chân nhân sự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Giáo dục Việt Nam.
Minh Anh
Tin khác
Đại hội thành lập Hiệp hội Tư vấn Nâng cao sức khỏe Việt Nam, nhiệm kỳ 2025-2030
Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Mở ra tầm nhìn mới cho báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn
Dữ liệu – Nền móng không thể thiếu cho chuyển đổi số báo chí
Phú Thọ: Tạm giữ hơn 23.000 sản phẩm yến chưng giả
Thanh Hóa: Chuẩn bị tốt các điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT
Bộ Công Thương đề nghị Hoa Kỳ xem xét chính sách thuế đối ứng và tiếp cận thị trường
Phó Thủ tướng: Nỗ lực đàm phán với Mỹ để không xảy ra mức áp thuế 46%
(THPL) - Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho biết, Việt Nam đang nỗ lực làm mọi việc để mức thuế 46% mà Mỹ dự tính áp với hàng Việt không...20/06/2025 15:54:10Trí tuệ nhân tạo và chiến lược chuyển đổi số: Báo chí không thể đi sau công nghệ
(THPL) - Không thể đứng ngoài làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI), nhưng cũng không thể ứng dụng một cách tự phát và thiếu kiểm soát – đó là...20/06/2025 18:55:00Những hình ảnh ấn tượng của các gian trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2025
(THPL) - Từ ngày 19/06 - 21/6, Hội Báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, TP. Hà Nội. Năm nay, Hội Báo toàn quốc mang đến...20/06/2025 18:35:01Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
(THPL) - Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính...20/06/2025 14:24:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...