Bộ Công Thương xây dựng Nghị định mới về xuất xứ hàng hóa
(THPL) - Theo Bộ Công Thương, việc xây dựng Nghị định mới nhằm hiện thực hóa mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý về xuất xứ hàng hóa trong bối cảnh thương mại quốc tế nhiều biến động.
Ngày 17/4/2025, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương về xuất xứ hàng hóa do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân – Trưởng ban soạn thảo chủ trì.

Theo Bộ Công thương, ngày 8/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2018/NĐ-CP nhằm quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Trải qua 7 năm triển khai, Nghị định đã góp phần hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức thực thi công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên.
Trong giai đoạn này, hệ thống pháp luật quy định về xuất xứ hàng hóa đã được minh bạch hóa và cụ thể hóa thông qua việc Bộ Công Thương ban hành 45 văn bản quy phạm pháp luật. Những quy định này hướng dẫn cụ thể về thủ tục cấp C/O và cách xác định quy tắc xuất xứ hàng hóa phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tiếp cận và khai thác ưu đãi thuế quan, đặc biệt từ các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA…Nhờ đó đã chứng kiến sự gia tăng ổn định của kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi trong 7 năm qua.
Năm 2018, giá trị xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi đạt 48,9 tỷ USD; năm 2019 là 54,8 tỷ USD; năm 2020 giảm nhẹ còn 52,8 tỷ USD do tác động của dịch bệnh, nhưng sang năm 2021 đạt 68,9 tỷ USD, năm 2022 đạt 78,1 tỷ USD, năm 2023 lên tới 86,1 tỷ USD và năm 2024 đạt mức cao nhất là 99,3 tỷ USD.
Bên cạnh những kết quả tích cực, qua 7 năm triển khai, Nghị định số 31/2018/ NĐ-CP đã phát sinh một số tồn tại, hạn chế sau: quy trình, thủ tục áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chế tài xử lý gian lận xuất xứ hàng hóa hoặc một số vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp C/O, hồ sơ thương nhân, lưu trữ hồ sơ...
Để giải quyết những tồn tại phát sinh, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 405/QĐ-BCT về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (Nghị định thay thế Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa).
Trong bối cảnh tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh và khó lường, để chủ động thích ứng, đảm bảo lợi ích hài hòa của Việt Nam với các đối tác và không ảnh hưởng đến cam kết quốc tế về xuất xứ hàng hóa mà Việt Nam tham gia, công tác quản lý xuất xứ hàng hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã thảo luận về các nội dung như: Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Phân cấp/Ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Chế tài xử lý gian lận xuất xứ hàng hóa, các biện pháp tăng cường phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp; Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh cấp C/O điện tử; và các nhóm vấn đề khác.
Sau khi lắng nghe ý kiến phát biểu của thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định, kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị đơn vị chủ trì tổng hợp, tiếp thu ý kiến trao đổi với các đơn vị, rà soát, tổng thể các cơ chế hiện tại để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo Nghị định.
Bám sát tình hình thị trường, chủ trương chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương trong tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tháo gỡ thực chất cho những khó khăn vướng mắc đối với từng doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường FTA.
Thứ trưởng cũng đề nghị tổ chức Hội thảo lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ban, ngành, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để đảm bảo Nghị định khi ban hành có tính khả thi và hiệu quả. Đề nghị các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiếp tục nghiên cứu, rà soát theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị đề xuất cơ chế, quy định cụ thể giải quyết hài hóa các tồn tại, vướng mắc phát sinh khi Nghị định số 31/2018/NĐ-CP chưa giải quyết hết.
Minh Anh
Tin khác
Hải quan chuyển đổi số: Tự động phân công công chức kiểm tra hồ sơ từ ngày 1/7
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mãi mãi tấm lòng son, ngòi bút sắc”
Từ Nghị quyết 68 đến chiến lược dữ liệu: Tư duy mới trong kiến tạo chính sách
Đại hội thành lập Hiệp hội Tư vấn Nâng cao sức khỏe Việt Nam, nhiệm kỳ 2025-2030
Công ty Điện lực Tuyên Quang vận hành lưới điện thông minh, hướng tới quản lý hiện đại và phục vụ khách hàng tốt hơn
Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Mở ra tầm nhìn mới cho báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn
Tiến sĩ Mạc Quốc Anh: Báo chí không chỉ là cầu nối, mà còn là người “truyền lửa”
21/06/2025 10:58:52Dữ liệu – Nền móng không thể thiếu cho chuyển đổi số báo chí
(THPL) - Trong kỷ nguyên số, nơi độc giả chỉ cần một cú nhấp chuột để tiếp cận hàng triệu thông tin mỗi ngày, báo chí muốn tồn tại và...20/06/2025 20:20:00Phú Thọ: Tạm giữ hơn 23.000 sản phẩm yến chưng giả
(THPL) - Đội QLTT số 7 đã tiến hành lập biên bản làm việc với đại diện Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT, qua đó, xác định toàn bộ...20/06/2025 16:16:47Thanh Hóa: Chuẩn bị tốt các điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT
(THPL) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày 26, 27/6. Đây là kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên tổ chức theo Chương trình...20/06/2025 18:49:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...