03:06 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Bến thủy nội địa không phép tại Phú Xuyên, ai đang bật 'đèn xanh'?

| 13:52 17/10/2016

11 bến thủy chuyên mua bán, tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) tại khu vực Cảng Vạn Điểm khiến con đê sông Hồng bị xe quá tải băm nát và người dân phải sống trong ô nhiễm.

Nhiều năm qua người dân quanh khu vực đê Văn Nhân và Phú Minh luôn phải sống trong cảnh bụi bặm, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là sự sai phạm mang tính hệ thống của 11 bến thủy chuyên mua bán, tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) tại khu vực Cảng Vạn Điểm và chạy dại 16km thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên. Không chỉ ảnh hưởng đến công tác bảo vệ đê điều, việc tồn tại những bến, bãi này cũng là nguyên nhân khiến con đê sông Hồng bị xe quá tải băm nát.
Vi phạm hệ thống

Phú Xuyên có tuyến đê dài 16km chạy dọc sông Hồng qua địa bàn các xã Văn Nhân, Hồng Thái, Khai Thái, Quang Lãng, bên dưới mặt đê là những bãi cát khổng lồ. Những bãi cát này còn là bến đỗ của hàng trăm tàu hút cát và tàu vận tải ngày đêm tấp vào để trả hàng. Không được cấp phép, không hợp đồng thuê đất, không cơ quan thẩm định và thiếu cả quy hoạch… các bến bãi trên là một tồn tại nhức nhối cho người dân nơi đây.

Xe tải hạng nặng vẫn ngày đêm chở cát băm nát mặt đê hữu Hồng tại huyện Phú Xuyên.

Hàng trăm hộ dân luôn trong tình trạng cửa đóng then cài, nhiều khi muốn mở cửa để hóng tí gió trời cũng khó. Chưa kể những lúc gió giông, từng nắm cát theo bánh xe và trên thùng xe chất cao ngất quất vào rát mặt. Con đường đê bây giờ cũng chỉ toàn ổ voi, ngày mưa nước đọng thành vũng lớn. Dân kêu nhiều, nhưng chính quyền cũng chỉ xuống lập biên bản xử phạt, được vài hôm, mọi sự lại đâu vào đấy”.

Mặc dù được chính quyền xã cử người đưa phóng viên xuống thực địa, nhưng bản thân cán bộ an ninh xã cũng không thể phân biệt được các bến cát này là của chủ nào bởi chúng cứ chập trùng nối nhau liên tiếp. Các bến này trước đây chủ yếu là của tư nhân làm thủ tục thuê đất với địa phương và đến nay đều đã hết hạn.

Các bến bãi trung chuyển VLXD không phép tồn tại trước sự bất lực của chính quyền sở tại.

Thế nhưng không hiểu sao địa phương vẫn chưa thanh lý hợp đồng và chúng vẫn vô tư hoạt động. Theo thống kê của Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội, đê hữu Hồng đoạn từ K101+300 đến K107+900 hiện có tới 11 bến bãi vi phạm chất tải VLXD nằm trong hành lang bảo vệ đê điều và thoát lũ.
Tại xã Văn Nhân có 3 bến bãi của ông Thông, ông Hùng và bà Nga, xã Khai Thái có 2 bến bãi, xã Quang Lãng 1 bãi, Hồng Thái 3 bến bãi và thị trấn Phú Minh có 4 bến bãi. Nghiêm trọng hơn, tại thị trấn Phú Minh có những chủ bến đã cho doanh nghiệp khác thuê lại đất để xây dựng trạm trộn bê tông ngay trong hành lang bảo vệ đê.
Ông Đỗ Đức Thịnh – Chi cục trưởng chi cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết: “Việc các chủ bãi cát thường xuyên chứa chất VLXD trong hành lang bảo vệ đê là nguyên nhân chủ yếu gây hư hỏng mặt đê. Các xe tải vào bãi chở VLXD thường chở gấp 2-3 lần trọng tải cho phép và là nguyên nhân khiến nạn cát tặc trên sông Hồng ngày càng gia tăng. Việc xử lý như bắt cóc bỏ đĩa”.
Chính quyền bất lực?
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, ông Nhàn - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phú Minh cho biết: “ Vấn đề này các anh lên hỏi huyện vì huyện cho thuê đất chúng tôi chỉ trả lời khi có giấy giới thiệu trực tiếp của huyện”. Còn đại diện UBND xã Văn Nhân: “Khu vực ven đê hữu Hồng trước đây được UBND huyện Phú Xuyên cho phép làm lò gạch thủ công và bãi tập kết VLXD.
Nhưng ngày 28/4/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 567/QĐ-TTg xóa lò gạch thủ công trên toàn quốc nên chúng đã lần lượt được dỡ bỏ. Tuy nhiên, các bãi tập kết VLXD thì vẫn tồn tại và các chủ bãi đã ký hợp đồng thuê với UBND huyện với giá 6.300 đồng/m2/năm. Các hợp đồng thuê đất nói trên đều đã hết hạn từ cuối năm 2015. Khi các bãi này có vi phạm thì UBND xã chỉ được phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra chứ không có thẩm quyền xử phạt”.
Khi đề cập đến vấn đề Tài nguyên của nhà nước bị chiếm dụng một cách công khai, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước khi mà gần 1 năm nay huyện không kí bất cứ 1 hợp đồng cho doanh nghiệp nào thuê đất thì việc tồn tại của các doanh nghiệp 1 năm nay là hoạt động chui? Và tại sao không bị đình chỉ hoạt động? Ông Vĩnh – Trưởng phòng Tài nguyên cho biết: “ Chúng tôi và UBND huyện cũng đã quyết liệt để xử lý. Còn việc thu thuế của các doanh nghiệp bây giờ là Chi cục thuế huyện Phú Xuyên thu”.
Tuy nhiên theo tài liệu thu thập của phóng viên thì với con số hơn 32 triệu đồng của một doanh nghiệp nộp vào kho bạc nhà nước và được sở hữu hàng ngàn m2 đất liệu có phải biếu không doanh nghiệp? Được biết sau khi có công văn của Chi cục đê điều Hà Nôi đề nghị UBND huyện Phú Xuyên xử lý dứt điểm 11 bãi tập kết VLXD không phép.
UBND huyện Phú Xuyên cũng có văn bản gửi Chủ tịch UBND các xã Văn Nhân, Hồng Thái, Khai Thái, Quang Lãng, thị trấn Phú Minh và các phòng ban chuyên môn cùng lực lượng công an huyện rà soát, tiến hành ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm và xử lý triệt để. Thế nhưng đến nay đã nhiều tháng trôi qua, các điểm vi phạm, đặc biệt là tại xã Văn Nhân và thị trấn Phú Minh vẫn hoạt động bình thường.

Dân khổ biết kêu ai?
Việc để tồn tại hàng loạt bến thủy không phép như hiện nay là trách nhiệm của địa phương. Nếu tình trạng này không được chấn chỉnh, hệ lụy kéo theo sẽ là Nhà nước thất thu thuế, tài nguyên bị xâm hại và công tác bảo vệ đê điều cũng sẽ chỉ như đá ném ao bèo.
Vấn đề hàng ngày người dân đang phải hứng chụi là việc ô nhiễm môi trường do xe vận chuyển cát, sỏi, không che chắn, quá tải làm cho môi trường lúc nào cũng rơi vào màn đêm của khói bụi, hơn thế nữa người dân nơi đây không được hưởng những cơ sở hạ tầng mà nhà nước và nhân dân cùng làm họ đang hàng ngày phải đi trên những con đường đầy ổ voi… nguy cơ tai nạn rất cao đang dình dập họ. trước tình trạng trên phóng viên báo Kinh doanh và Pháp luật, có liên hệ công tác với ông Chiến - Trưởng công an huyện Phú Xuyên, và được ông Chiến cho biết đang họp thành phố, và có giao cho ông Tài - Phó công an huyện phú xuyên để có buổi trao đổi và làm việc, sau khi đặt lịch phòng bảo vệ, và ngồi đợi, nhưng chúng tôi vẫn chưa tiếp cận được.
Báo Kinh doanh và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin!

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu