10:09 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận có nhiều biến động trái chiều

Huy Quang | 08:37 09/04/2021

(THPL) - Sáng 08/04, tại Khách sạn Continental Saigon (Q.1, TP.HCM), Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam (DKRA Vietnam) đã tổ chức chương trình “Báo cáo thị trường Bất động sản Nhà ở TP.HCM & Vùng phụ cận Quý 1 năm 2021”.

Nhiều biến động trái chiều

Theo DKRA, trong quý 1/2021 thị trường bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận có nhiều biến động trái chiều ở những phân khúc khác nhau. Cụ thể, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ghi nhận nguồn cung tăng mạnh so với quý 4/2020, nhà phố biệt thự tăng nhẹ. Trong khi đó các phân khúc căn hộ và đất nền đều sụt giảm mạnh về nguồn cung và lượng tiêu thụ.

Toàn cảnh Báo cáo thị trường Bất động sản Nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận quý 1/2021 do DKRA Vietnam tổ chức.

Tại TP.HCM, mặt bằng giá tăng cục bộ ở phân khúc đất nền theo thông tin quy hoạch và nâng cấp lên quận ở những huyện vùng ven như Bình Chánh, Cần Giờ,… Còn đối với phân khúc căn hộ, giá bán điều chỉnh tăng với việc thành lập TP Thủ Đức, thậm chí nhiều dự án thiết lập mặt bằng giá mới chạm ngưỡng phân khúc hạng sang.

Cụ thể, ở phân khúc đất nền, trong Quý 1, nguồn cung tại thị trường TP.HCM và các tỉnh giáp ranh giảm nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ tiêu thụ tăng 37% so với quý trước. Khi quỹ đất sạch tại TP.HCM ngày càng khan hiếm, thị trường đất nền vùng ven tiếp tục giữ vị thế chủ lực. Trong đó, Long An dẫn đầu nguồn cung và lượng tiêu thụ mới toàn thị trường.

Dự báo về thị trường bất động sản quý 2/2021, DKRA cho rằng đất nền vẫn tiếp tục là kênh đầu tư được lựa chọn hàng đầu. Nguồn cung mới có thể sẽ tăng so với quý trước và tập trung chủ yếu ở thị trường các tỉnh giáp ranh.

Sau những sôi động ồn ào của 3 tháng đầu năm, thị trường thứ cấp quý 2 có thể sẽ không có nhiều biến động bao gồm cả về mặt bằng giá.

Bất động sản TP.HCM iếp tục vắng bóng căn hộ hạng C

Theo DKRA, thị trường căn hộ ghi nhận nguồn cung và lượng tiêu thụ giảm gần một nửa so với quý trước. Căn hộ hạng A vẫn là phân khúc chủ đạo của thị trường, đồng thời căn hộ hạng sang có sự gia tăng đáng kể. Thị trường tiếp tục vắng bóng căn hộ hạng C. Nguồn cung mới chủ yếu tập trung ở Khu Đông TP.HCM với giá bán tăng mạnh khi TP.Thủ Đức chính thức được thành lập. Nhiều dự án tăng giá chạm ngưỡng căn hộ hạng sang.

Nguồn cung mới nhà phố/biệt thự khu vực TP.HCM và các tỉnh giáp ranh tăng rất nhẹ so với quý trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới chỉ đạt khoảng 33%, giảm gần 60% so với Quý 4/2020. Nguồn cung mới tập trung chủ yếu ở Đồng Nai và TP.HCM. Trong đó, Đồng Nai tiếp tục dẫn đầu nguồn cung và lượng tiêu thụ toàn thị trường.

Căn hộ hạng A vẫn là phân khúc chủ đạo của thị trường, đồng thời căn hộ hạng sang có sự gia tăng đáng kể.

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ghi nhận nguồn cung tăng trưởng mạnh ở loại hình biệt thự biển (3.2 lần) và condotel (7.4 lần) so với quý trước, riêng nhà phố/shophouse có sự sụt giảm nguồn cung khoảng 60%. Tuy nhiên, tuy nhiên sức cầu chung toàn thị trường vẫn ở mức khá thấp và tiếp tục xu hướng giảm. Các dự án tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc và Bình Thuận. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu nguồn cung mới ở loại hình condotel.

Dự báo về thị trường bất động sản quý 2/2021, DKRA cho rằng, ở phân khúc căn hộ, nguồn cung có thể sẽ tăng mạnh. Sức cầu tại TP.HCM có thể sẽ tăng trong khi Bình Dương đang có dấu hiệu của xu hướng giảm so với cuối năm 2020.

Nguồn cung mới phân khúc nhà phố/biệt thự có thể sẽ tăng ở hầu hết địa phương. Sức cầu chung có tín hiệu tăng, tuy nhiên thị trường thứ cấp có thể không có nhiều biến động. Các giao dịch vẫn tập trung ở những dự án đã bàn giao, vị trí kết nối tốt, mức giá trên dưới 10 tỷ đồng/căn.

Với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới biệt thự biển có thể sẽ tăng. Đa số dự án tập trung ở Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc. Sức cầu chung có thể tăng nhẹ nhưng không đột biến trong ngắn hạn.

Huy Quang

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu