00:24 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Apple bị phạt tại Nga vì vi phạm luật chống độc quyền

Bảo An (tổng hợp) | 14:26 20/07/2022

(THPL) – Mới đây, Cơ quan chống độc quyền Liên bang của Nga (FAS) xác nhận, Apple đã vi phạm luật chống độc quyền khi cấm các nhà phát triển ứng dụng thông báo cho khách hàng về khả năng thanh toán mua hàng bên ngoài App Store.

Thông báo cho biết, Apple đã lạm dụng vị thế thống trị của mình trên thị trường ứng dụng dành cho hệ điều hành iOS. Giá trị khoản tiền phạt đối với Apple sẽ được xác định trong quá trình điều tra hành chính.

Gã khổng lồ xứ Cupertino đã cấm các nhà phát triển ứng dụng trên iOS thông báo cho khách hàng về khả năng thanh toán mua hàng bên ngoài App Store cũng như sử dụng các phương pháp thanh toán khác.

Theo FAS, Apple đã yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng phải loại bỏ đường dẫn đến tài nguyên Internet của họ và thay đổi ứng dụng để hình thức đăng ký không dẫn đến các trang ngoài. Trong trường hợp ngược lại, Apple không cho phép ứng dụng có mặt trên App Store.

Apple bị phạt tại Nga vì vi phạm luật chống độc quyền. Ảnh minh họa

Theo TTXVN, Nga từ lâu đã phản đối ảnh hưởng của các nền tảng công nghệ nước ngoài tại thị trường Nga, nhưng tranh chấp âm ỉ đã leo thang kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine hồi tháng Hai.

Theo báo VietNamNet, trước đó Nga đã phạt hàng loạt doanh nghiệp phương Tây do vi phạm quy định Internet. Các quy định này bao gồm lưu trữ dữ liệu trên máy chủ đặt tại Nga, xóa nội dung theo yêu cầu của nhà quản lý và mở văn phòng trong nước. Ủy ban châu Âu cũng cáo buộc Apple vì “hệ sinh thái khép kín”, “bảo vệ Apple một cách không công bằng” trước áp lực cạnh tranh.

Sau khi đưa ra những hình phạt khá “nhẹ nhàng” từ vài chục hay vài trăm ngàn USD, Nga đã bắt đầu mạnh tay hơn. Ngày 18/7, Nga phạt Google 370 triệu USD do liên tục từ chối xóa nội dung.

Bảo An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu