7 hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị TP.HCM giãn, giảm mức thu phí cảng biển
(THPL) - Theo kiến nghị của các hiệp hội, việc thu phí hạ tầng cảng biển tại TPHCM vào thời điểm này càng làm gia tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, giảm năng lực cạnh tranh.
Tin liên quan
- Làng nghề may cờ Từ Vân: Nơi những lá cờ Tổ quốc được dệt bằng cả tấm lòng
Bóc tách hợp đồng dịch vụ và mối quan hệ của 368 Hà Nội với Thành Phát
Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc trong 7 tháng qua
Chuyên gia khuyến cáo về tiêu chuẩn xanh với ngành dệt
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu của 2 doanh nghiệp
» Hải Phòng: Nộp phí cảng biển qua cổng thanh toán điện tử Hải quan
» Cộng đồng doanh nghiệp APEC: Chấp nhận những thách thức và tạo điều kiện
» Doanh nghiệp xuất khẩu qua Lạng Sơn bắt buộc phải khai báo thông tin trực tuyến
Theo kế hoạch, từ ngày 16/2 đến hết ngày 15/3, TP.HCM triển khai vận hành thử nghiệm hệ thống thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên môi trường thật – không thu phí. Sau đó, dự kiến sẽ thực hiện chính thức từ 0 giờ ngày 1/4 tới.
Trước thông tin trên, theo báo Tiền phong, ngày 1/3, bảy hiệp hội gồm Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM đồng kiến nghị về việc khởi động thu phí cảng biển của TP.HCM. Các hiệp hội cho rằng, việc áp dụng thu phí hạ tầng cảng biển cao, không công bằng tại thời điểm này không hợp lý.
Theo các hiệp hội, từ tháng 6 đến tháng 9/2021, đa số doanh nghiệp (DN) phải ngưng hoạt động vì dịch bệnh COVID-19. Trong khi đó, DN vẫn phải chi trả nhiều khoản chi như lương cho công nhân, lãi vay ngân hàng, chi phí tồn kho, lưu kho... do không xuất khẩu, bán được hàng. Từ tháng 10/2021 khi thành phố mở cửa trở lại, đa số DN cũng chỉ hoạt động cầm chừng, từ 30-70% công suất do thiếu công nhân, thiếu nguyên liệu, chuỗi cung ứng bị đứt gãy... Đến đầu năm 2022, DN mới bắt đầu phục hồi sản xuất thì lại phải gánh thêm nhiều chi phí như cước vận tải biển tiếp tục tăng cao, chi phí xăng dầu tăng, giá nguyên liệu tăng... trong khi DN vẫn thiếu vốn, thiếu công nhân.
“Việc phải đầu tư, nâng cấp đường vào cảng nhằm tránh ùn tắc, tăng chi phí logistics cho đô thị cảng biển lớn cả nước là điều cần thiết. Tuy nhiên, giữa bối cảnh DN còn chưa vực dậy được sau những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, việc TPHCM khởi động việc thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4 là thời điểm không phù hợp và tạo nên tình trạng phí chồng phí”, VASEP nêu quan điểm.
VASEP cũng cho rằng, hiện nay, hơn 70% lượng hàng thủy sản xuất nhập khẩu của cả nước tập trung tại các cảng biển của TP.HCM. Trong khi đó, chi phí logistics của Việt Nam đang ở mức cao so với các nước trong khu vực, làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của các DN thủy sản nói riêng, các DN sản xuất, kinh doanh của Việt Nam nói chung. Chi phí tăng thêm cho một DN thủy sản quy mô trung bình là 3-3,5 tỷ đồng/năm; với DN lớn hơn khoảng 13,5-14 tỷ đồng/năm.
Cũng theo phản ánh của các doanh nghiệp, đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM (doanh nghiệp ở tỉnh) thì bị thu mức phí cao gấp đôi so với doanh nghiệp mở tờ khai hải quan tại TP.HCM.
Trước đó, nhiều doanh nghiệp đã tính tới việc vận chuyển container hàng tới cảng Cái Mép thay vì cảng TP.HCM nhưng chi phí sẽ tăng thêm từ 3 – 3,5 triệu đồng/container. Điều này làm doanh nghiệp ngoài TP.HCM buộc phải chuyển mở tờ khai hải quan ở tỉnh về TP.HCM gây quá tải, có thể dẫn tới ách tắc việc khai báo, chậm tiến độ thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Mặt khác, theo doanh nghiệp, mức phí áp dụng đối với hàng gửi ở kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu cũng rất cao so với các mức phí của hàng xuất nhập khẩu.
Báo Sài Gòn giải phóng thông tin thêm, theo các doanh nghiệp mức phí áp dụng chưa công bằng giữa các loại hàng hóa và doanh nghiệp, tạo thêm gánh nặng về thủ tục hành chính, tăng thời gian thực hiện thủ tục hành chính, gây khó cho doanh nghiệp.
Cụ thể, với cách thu phí hiện nay đang khiến doanh nghiệp phải đóng phí hai lần đối với các lô hàng xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Trong đó, một lần phí cho nhập khẩu và một lần cho xuất khẩu. Do vậy, các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị thành phố xem xét dời thời gian thực hiện thu các loại phí nói trên đến hết 31/12/2022.
Đồng thời, điều chỉnh thu chung một mức là 250.000 đồng/cont với container 20ft; 500.000 đồng/cont với container 40ft và 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container cho tất cả các lô hàng xuất nhập khẩu, lô hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu cũng như địa điểm đăng ký mở tờ khai cho lô hàng.
Liên quan đến thu phí cảng biển, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM khẳng định, nguồn thu phí hạ tầng cảng biển này chúng ta thu theo luật, và số tiền thu được để bù đắp một phần cho tổng phần đầu tư công cho các khoản chung của thành phố. Do đó, đề án thu phí cảng biển sẽ chính thức triển khai vào ngày 1/4 tới đây. Trước mắt triển khai thí điểm tại 26 cảng biển ở TP.HCM với mức thu thấp nhất 15.000 đồng/tấn và cao nhất 4,4 triệu đồng. Uớc tính mỗi năm nguồn thu phí khoảng 3.000 tỷ đồng. TP.HCM sẽ thực hiện các dự án mở rộng, làm thêm đường kết nối vào các cảng biển.
Minh Đức (tổng hợp)
Tin khác
-
Hạ Long phát động chiến dịch khắc phục sau bão số 3: "Mỗi người dân là một chiến sĩ"
-
Bác thông tin vỡ đê ở 2 tỉnh Phú Thọ và Quảng Ninh
-
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
-
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu
-
Vietbank củng cố ba nhân tố thúc đẩy hoạt động ngân hàng
-
Russin & Vecchi - Dịch vụ pháp lý toàn diện trong lĩnh vực luật lao động
Trải nghiệm không gian sống lý tưởng với mô hình Coliving Space của The Sentry
(THPL) - Coliving Space của The Sentry đang dần khẳng định vị thế là một xu hướng nhà ở mới, phù hợp với lối sống hiện đại và nhu cầu...09/09/2024 16:30:56Khôi phục cấp điện cho 4,2 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão Yagi
(THPL) - Tính đến 8h sáng nay 9/9, các đơn vị ngành điện đã khôi phục cung cấp điện cho 4,2 triệu khách hàng, tương ứng tỷ lệ khôi phục cung...09/09/2024 18:52:14Bộ Y tế chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 tại các cơ sở khám chữa bệnh
(THPL) - Ngày 9/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết đã có công văn về việc khắc phục tác động và hậu quả sau bão số 3 (Yagi)...09/09/2024 14:59:31Thanh Hóa: Cứu sống ngoạn mục cụ ông 86 tuổi ngừng tim, ngừng thở ngoại viện
Với sự cấp cứu kịp thời, chuyên nghiệp, phối hợp nhịp nhàng liên chuyên khoa và áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, các bác sĩ và...09/09/2024 15:01:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Mở rộng thị trường miền Nam, DOJI khai trương trung tâm trang sức mới tại TP. Thủ Đức
(THPL) - Ngày 10/09/2024, DOJI - thương hiệu trang sức tinh hoa Việt Nam, tự hào khai trương trung tâm trang sức (TTTS) mới tại 146 - 148 Võ Văn Ngân, Thành phố Thủ Đức. Sự kiện nằm trong chiến lược không ngừng mở rộng hệ thống bán lẻ của Tập đoàn DOJI tại khu vực trọng điểm TP. Hồ Chí Minh, đem tới cho khách hàng không gian trải nghiệm trang sức đẳng cấp và tinh tế. - Tiến tới phiên bản vượt trội trong bạn: Mọi ước mơ đều được khích...
- VF 6 – Bạn đồng hành thân thiết cho gia đình mê “xê dịch”
- Những tính năng nổi bật của VinFast VF DrgnFly thu hút khách hàng
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Dai-ichi Life Việt Nam đạt lợi nhuận hơn 1.100 tỷ đồng, đứng thứ 2 trên thị trường trong 6 tháng đầu năm 2024
(THPL) - Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường và nền kinh tế, Dai-ichi Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính bán niên 2024 với kết quả kinh doanh khả quan. - Vinamilk là doanh nghiệp FMCG duy nhất 12 năm liền có mặt trong top 50 công ty niêm...
- Masan - Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự đạt danh hiệu “Top 10 Công ty Bảo hiểm Nhân...